Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay và cách điều trị

Nổi mề đay là khi da nổi lên những nốt sần màu đỏ hoặc hồng và sưng, trông giống như vết muỗi đốt, đôi khi ở giữa những chỗ ngứa đó xuất hiện màu trắng. Nổi mề đay là loại ngứa phát ban, rát khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng, nhiễm trùng, vết cắn của sâu bọ hoặc ong đốt. Phát ban này còn hình thà

Nổi mề đay là gì?  Nổi mề đay là khi da nổi lên những nốt sần màu đỏ hoặc hồng và sưng, trông giống như vết muỗi đốt, đôi khi ở giữa những chỗ ngứa đó xuất hiện màu trắng. Nổi mề đay là loại ngứa phát ban, rát khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng, nhiễm trùng, vết cắn của sâu bọ hoặc ong đốt. Phát ban này còn hình thành, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với chất hoặc thứ gây dị ứng như kem dưỡng da, thực phẩm hoặc thuốc kháng sinh.  Triệu chứng nổi mề đay   Những mảng mấp mô hoặc nổi loang lổ trên bề mặt da, có màu đỏ và có màu trắng ở giữa.   Da sưng lên hoặc phù mạch   Ngứa   Thấy nóng rát như bị chích đốt Ngoài những ảnh hưởng về da trẻ có thể còn có một số triệu chứng khác như:  Buồn nôn  Nôn  Đau bụng.    Ngứa phát ban, cũng có thể là một trong những dấu hiệu của tình trạng quá mẫn hoặc sốc đáp ứng miễn dịch. Đây là phản ứng của cơ thể bảo vệ và chống lại các chất lạ, nhưng trong quá trình tương tác giữa các thành phần của đáp ứng miễn dịch và kháng nguyên có thể đã dẫn đến một số tổn thương và bệnh.   Nguyên nhân gây nổi mề đay Một chất hóa học trong cơ gọi là histamine được giải phóng khỏi các tế bào, khiến những vết sưng nhỏ, đỏ xuất hiện trên da. Chúng rất ngứa và có thể xuất hiện trên khắp cơ thể một khi gặp phải chất gây dị ứng. Mề đay có thể tồn tại trong vài giờ trước sau đó lặn dần. Đặc biệt trẻ em dễ bị phản ứng phát ban, vì da trẻ rất nhạy cảm.   Mặc dù không phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng sốc đáp ứng miễn dịch là một phản ứng rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến việc em bé bị khó thở, sưng họng và mất ý thức đòi hỏi phải điều trị y tế ngay lập tức.   Một số yếu tố có thể gây nổi mề đay bao gồm: Nhiễm virus, nhiễm khuẩn, thực phẩm, thuốc, nhân tố môi trường, bọ xít cắn hoặc ong đốt, lông sâu bọ, các chất gây dự ứng, hoặc điều kiện tự miễn dịch của cơ thể.   Mề đay xuất hiện từng nốt sần riêng biệt, hoặc có thể lây lan từng mảng trên khắp cơ thể em bé. Chúng có thể xuất hiện bất cứ nơi đâu trên cơ thể ví dụ như mặt, tay chân và bộ phận sinh dục. Mề đay cấp tính có thể kéo dài bất cứ nơi nào từ vài giờ đến vài tuần, trường hợp mãn tính có thể kéo dài hơn sáu tuần.  Điều trị nổi mề đay Hầu hết nổi mề đay đều được điều trị tại nhà, dưới đây là những biện pháp điều trị:    Dùng thuốc kháng histamine, làm dịu sự giải phóng histamine trong cơ thể để giảm các triệu chứng (một số thuốc không được dùng cho trẻ nhỏ, do đó cần hỏi kỹ bác sĩ).  Tránh các tác nhân đã gây nổi mề đay  Tránh ánh nắng mặt trời, nóng và mưa rào   Dùng vải hoặc khăn ngâm trong nước mát lau sạch có thể giúp giảm ngứa và đau rát.  Mặc quần áo rộng rãi thoải mái  Tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng   Tránh gãi để không gây tổn thương da nghiêm trọng Khi nào cần cho trẻ găp bác sĩ ngay?  Nếu trẻ nổi mề đay cơ thể ngứa phát ban kèm triệu chứng dưới đây thì cần được cấp cứu y tế ngay lập tức:   Trẻ thở khò khè, ngất xỉu hoặc thay đổi huyết áp (đây là dấu hiệu của sốc đáp ứng miễn dịch)  Ho  Đi kèm với sốt hoặc các triệu chứng giống cúm khác ở trẻ dưới 3 tháng tuổi  Nôn  Ngứa phát ban trên nhiều bộ phận của cơ thể  Kéo dài trong vài ngày  Trẻ bắt đầu bị sau khi tiếp xúc với thực phẩm  Xuất hiện lại thường xuyên