Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Thấy máu trong phân ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới biết đi có thể khiến bạn hoảng hốt. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu không phải tất cả đều nguy hiểm. Trên thực máu trong phân ở trẻ nhỏ khá phổ biến, nó được tìm thấy bởi một số nguyên nhân sau

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu Thấy máu trong phân ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới biết đi có thể khiến bạn hoảng hốt. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu không phải tất cả đều nguy hiểm. Trên thực tế máu trong phân ở trẻ nhỏ khá phổ biến, nó được tìm thấy bởi một số nguyên nhân sau:  1. Rạn rách hậu môn Táo bón phân cứng khiến rạn nứt rách hậu môn rất phổ biến ở trẻ nhỏ mới biết đi  2. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng trong đường tiêu hóa có thể gây ra tiêu chảy ra máu ở trẻ mới biết đi. Một số nhiễm vi khuẩn thường gặp bao gồm: Salmonella, E coli, Shigellosis, Rotavirus, Giardia lamblia. Trong đó Rotavirus là một bệnh nhiễm virus thông thường, Giardia lamblia là một loại ký sinh trùng phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, và trẻ nhỏ. Khi trẻ bị một trong những bệnh nhiễm trùng này, trẻ có thể bị sốt cao và đau bụng, có biểu hiện phờ phạc và cáu kỉnh. 3. Bệnh đại tràng  Viêm đại tràng là tình trạng viêm của lớp lót (thành ruột) bên trong của đại tràng còn được gọi là ruột già, gây chảy máu và thấy trong phân của em bé. 4. Bệnh Crohn Bệnh Crohn là một bệnh viêm của ruột già, gần giống với viêm đại tràng chỉ khác nhau về sinh lý và bệnh lý. Không có cách điều trị bệnh Crohn. Một bác sĩ sẽ kê toa một loạt các loại thuốc để kiểm soát tình trạng, và bản chất của thuốc phụ thuộc vào cường độ của vấn đề ở trẻ. 5. Dị ứng với thực phẩm Em bé có thể bị dị ứng với sữa bò và sữa công thức, lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch. Dị ứng thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy, đi kèm với chất nhầy và có máu trong phân ở trẻ sơ sinh.  6. Nhiễm trùng da Strep quanh hậu môn Strep là loại nhiễm trùng da quanh hậu môn, nó cũng có thể gây ra phân có vệt máu, gây ngứa và đau đớn khi đi tiểu.  7. Bệnh Polyp Bệnh Polyp ruột thường gặp ở người lớn, nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Polyp xuất hiện các mô phát triển trong ruột và thường gặp ở trẻ em trước 10 tuổi, đặc biệt là từ 2 đến 6 tuổi. Polyp thể gây ra viêm đau và có máu đỏ trong phân. 8. Nguyên nhân của phân đỏ, nhưng không phải là máu. Một số thực phẩm, đồ uống, thuốc kê theo toa cũng làm thay đổi màu sắc của phân khiến nó trông như máu như cà chua, củ cải đường, thuốc amoxicillin và omnicef. Ngoài ra, khiến phân có màu đen thường do bởi một số thực phẩm như cam thảo đen, viên uống sắt hoặc những loại thực phẩm có màu tối nâu.    Điều trị đi ngoài ra máu ở trẻ em Ăn uống phù hợp: Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, ăn thực phẩm phù hợp, ăn nhiều những thực phẩm có nhiều chất xơ. Ngoài ra, cho trẻ hoạt động tập thể dục phù hợp sẽ giúp cho ruột tiêu hóa tốt hơn.  Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Vệ sinh khu hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện sẽ giúp giảm nguy cơ ngứa hoặc nhiễm trùng da khi bị rạn nứt hậu môn Ngâm tắm: Ngâm tắm trong bồn nhỏ và nông sẽ làm dịu sự khó chịu vết rạn nứt hậu môn trẻ. Dùng muối hoặc bột baking soda pha với nước ấm để có tác dụng làm sạch.  Thoa kem hoặc sáp dưỡng: Bôi kem hoặc sáp bảo vệ hậu môn bị kéo rạn và làm trơn, giúp phân ra dễ hơn khi đi tiểu.  Dùng thuốc: Một số loại thuốc dùng điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa do ký sinh trùng và vi khuẩn đường ruột, hoặc thuốc trị viêm loét đại tràng. Phẫu thuật: Phẫu thuật trong trường hợp cần thiết để loại bỏ mô bệnh polyp, hoặc những vị trí bị tổn thương chảy máu.   Biến chứng khi trẻ đi ngoài ra máu Sẹo quanh lỗ hậu môn: Các vết rách nứt hậu môn lặp đi lặp lại có thể để lại sẹo vĩnh viễn quanh lỗ hậu môn. Nhiễm trùng tại chỗ: Vết rách nứt có thể bị nhiễm vi khuẩn da, gây viêm và khó chịu khi đi đại tiện. Hơn nữa, nhiễm trùng da sẽ lan đến bộ phận sinh dục sẽ khiến tình hình trở lên tồi tệ hơn.  Tắc ruột: Các bệnh như như viêm đại tràng, bệnh Crohn, Polyp có thể gây viêm niêm mạc ruột, khi nghiêm trọng các thực phẩm không thể di chuyển trơn tru đều đặn. Điều này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây cản trở thói quen ăn dặm của bé. Suy dinh dưỡng: Viêm ruột sẽ khiến trẻ hấp thu thức ăn kém, trẻ không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách, bé dễ bị suy dinh dưỡng. Hơn nữa, khi em bé bị mất máu qua phân sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu. Viêm loét: Những người mắc bệnh Crohn có nguy cơ bị dễ loét hoặc tổn thương ở bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa của họ, bao gồm cả miệng. Những vết loét này lập lại sẽ dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm virus Adenovirus gây rối loạn đường ruột và hô hấp cho trẻ