Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Trẻ cắn móng tay, mút ngón tay là nguyên nhân gây viêm quanh móng tay

Nhiễm trùng móng tay thường được gây ra bởi nấm, đôi khi chúng có thể được gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Những vi trùng này xâm nhập vào da hoặc móng tay trẻ thông qua các vết nứt nhỏ. Nhiều khả năng trẻ cắn hoặc nhai móng tay, hoặc do móng tay của trẻ mọc ngược cắm vào thịt vùng xung quanh nó, xư

Nhiễm trùng móng tay thường được gây ra bởi nấm, đôi khi chúng có thể được gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Những vi trùng này xâm nhập vào da hoặc móng tay trẻ thông qua các vết nứt nhỏ. Nhiều khả năng trẻ cắn hoặc nhai móng tay, hoặc do móng tay của trẻ mọc ngược cắm vào thịt vùng xung quanh nó, xước mang rô tạo điều cho vi khuẩn gây nhiễm trùng. Một trong những vi khuẩn chính gây nhiễm trùng phổ biến móng tay đó là Paronychia. Paronychia có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể điều trị dễ dàng. Ngoài ra vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes trong một trong những thủ phạm gây nhiễm trùng Trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng có thể lan sang phần còn lại của ngón tay hoặc ngón chân. Nếu điều này xảy ra, nên gặp bác sĩ để khám chữa, tránh biến chứng ngón tay của trẻ.   Nguyên nhân gây viêm nhiễm trùng quanh móng tay ở trẻ Nhiễm trùng thường xảy ra khi da xung quanh móng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập. Những nguyên nhân phổ biến gây tổn thương da quanh móng bao gồm: - Cắt móng tay cho trẻ quá ngắn - Làm móng tay (trường hơp xảy ra ở người lớn), hoặc tay tiếp xúc quá nhiều với độ ẩm cao - Trẻ cắn hoặc nhai móng tay, thường xuyên mút ngón tay. - Móng mọc ngược Những yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển của nấm: - Khi trẻ đi giày trong mùa hè, nó làm tăng mồ hôi trên bàn chân của bạn và tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển quá mức của nấm. - Nếu trẻ cắn móng tay hoặc nhai chúng, các vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng xâm nhập bên dưới bề mặt móng. Với sự khởi đầu của khí hậu ẩm ướt, dần dần nấm sẽ phát triển và gây nhiễm trùng móng. - Nếu trẻ đang mắc một số tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh tiểu đường hoặc bệnh vẩy nến, sẽ làm tăng nguy cơ bị ảnh hưởng bởi nhiễm nấm móng.​   Triệu Chứng nhiễm trùng quanh móng tay ở trẻ Một số triệu chứng nhiễm trùng nấm móng ở trẻ em bao gồm: - Móng tay bị biến dạng - Phạm vi móng tay nhỏ dần - Có điểm trắng trên viền móng tay - Thấy những đốm vàng xuất hiện ở dưới cùng của móng tay - Có mùi hôi nồng nặc tanh từ móng bị nhiễm bệnh - Móng tay dày lên - Móng tay bị sưng và đổi màu Điều trị viêm nhiễm móng tay  Đối với nhiễm trùng nhẹ không có mủ, thường không lan sâu vào ngón tay và điều trị có thể giảm triệu chứng tương đối nhanh chóng. Làm sạch ngón tay bằng ngâm vào dung dịch sát khuẩn, sau đó sử dụng thuốc loại kem kháng sinh bôi lên nó. Khi có mủ quanh móng tay trẻ có thể sẽ cần dùng thuốc kháng sinh chống nấm được kê từ bác sĩ như terbinafine và itraconazole. Ngoài ra bác sĩ còn điều trị bằng cách rút mủ ra khỏi khu vực móng tay trẻ. Cố gắng giữ cho vùng móng bị nhiễm trùng, sạch sẽ và khô ráo.     Ngăn ngừa nhiễm trùng móng Giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng móng bằng cách sử dụng các phương pháp sau: - Dưỡng ẩm sau khi rửa tay - Tránh cắn hoặc nhai móng tay - Cẩn thận khi cắt móng tay - Giữ cho bàn tay và móng tay sạch sẽ - Tránh nhúng tay vào nước trong thời gian dài - Tránh tiếp xúc với chất kích thích - Giữ móng tay ngắn Paronychia là một bệnh nhiễm trùng da quanh móng, không chỉ với móng tay mà còn với cả móng chân. Bệnh này với triệu chứng bao gồm nóng ngón tay, viêm, sưng, đau và khó chịu, trường hợp nặng sẽ thấy mủ trắng. Cắn hoặc nhai móng tay là một nguyên nhân phổ biến ở trẻ nhỏ. Paronychia cấp tính phát triển nhanh chóng, điều trị có thể làm giảm các triệu chứng nhanh chóng, trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà.  Paronychia mãn tính có khởi phát chậm hơn, điều trị để giảm để triệu chứng hiệu quả có thể mất vài tuần. Chăm sóc tốt cho bàn tay và móng tay là cách tốt nhất để ngăn ngừa paronychia.