Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Trẻ mắc hội chứng câm chọn lọc

Hội hứng câm chọn lọc hay chứng câm chọn lọc là một rối loạn lo âu được chẩn đoán khi trẻ không nói trong một số tình huống, thường ngại ngùng hoặc không thích nói chuyện với người mà chúng không biết, nhưng thường bắt đầu nói chuyện bình thường khi thấy thoải mái hơn. Cụ thể là, trẻ không có khả nă

Thế nào là hội chứng câm chọn lọc? Hội hứng câm chọn lọc hay chứng câm chọn lọc là một rối loạn lo âu được chẩn đoán khi trẻ không nói trong một số tình huống, thường ngại ngùng hoặc không thích nói chuyện với người mà chúng không biết, nhưng thường bắt đầu nói chuyện bình thường khi thấy thoải mái hơn. Cụ thể là, trẻ không có khả năng nói và giao tiếp hiệu quả trong các môi trường xã hội chọn lọc, chẳng hạn như trường học. Nhưng những đứa trẻ này có thể nói và giao tiếp trong các môi trường nơi chúng thấy thoải mái, an toàn và thư giãn như ở nhà.  Tại sao trẻ mắc hội chứng câm chọn lọc?  Nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng câm chọn lọc chưa được kết luận một cách rõ ràng, tuy nhiên phần lớn trẻ em mắc chứng câm chọn lọc có là do khuynh hướng di truyền. Nói cách khác, trẻ đã thừa hưởng chứng lo lắng từ một hoặc nhiều thành viên trong gia đình. Triệu chứng trẻ mắc chứng câm chọn lọc  Không phải tất, nhưng hầu hết tính cách trẻ do mắc hội chứng câm chọn lọc được biết đến với biểu hiện lo lắng với những triệu chứng sau:    Tính khí ức chế: Những đứa trẻ này thường xuyên có dấu hiệu lo lắng nghiêm trọng, chẳng hạn như lo lắng chia ly, thường xuyên nổi cáu và khóc, ủ rũ, không linh hoạt, khó ngủ và cực kỳ ngại ngùng từ khi còn nhỏ. Ngoài ra, trẻ thường muốn ở một mình và không nói chuyện với bạn bè hoặc người khác.   Lo lắng xã hội: Nhút nhát, sợ làm xấu hổ bản thân ở nơi công cộng, không thoải mái khi được giới thiệu, khi bị trêu, trở lên toàn cầu và sợ mắc lỗi. Trường hợp ở trường học trẻ thường rút lui, chơi một mình hoặc không chơi gì cả, do dự trong việc phản hồi thậm chí là không nói gì, mất tập trung, khó khăn khi làm theo một loạt các hướng dẫn.    Triệu chứng cơ thể: Im lặng, đau bụng, buồn nôn, nôn, đau khớp, nhức đầu, đau ngực, khó thở, tiêu chảy, cảm giác lo lắng, cảm giác sợ hãi.  Diện mạo: Nhiều trẻ có khuôn mặt lạnh lùng, trống rỗng, không biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể cứng nhắc, lúng túng, thiếu giao tiếp bằng mắt khi cảm thấy lo lắng.  Các triệu chứng thường gặp khác: Kén ăn, các vấn đề về ruột và bàng quang, nhạy cảm với đám đông, không dám ăn ở nơi công cộng.   Hành vi: Trẻ em mắc chứng câm chọn lọc thường không linh hoạt và bướng bỉnh, ủ rũ, hách dịch, quyết đoán và độc đoán ở nhà. Ngoài ra trẻ còn thể thể hiện sự thay đổi tâm trạng kịch tính, khóc lóc, rút lui, tránh né, từ chối và chần chừ.  Kéo dài ít nhất một tháng (thấy trẻ biểu hiện tình trạng này ít nhất từ 1 tháng).  Dấu hiệu chẩn đoán Độ tuổi từ 3 đến 8 tuổi có thể chẩn đoán chứng câm chọn lọc. Nhiều người đều lầm tưởng rằng trẻ chỉ nhút nhát, nhưng không hề biết những dấu hiệu dưới đây có thể là dấu hiệu để phát hiện trẻ có mắc chứng câm chọn lọc hay không    Thiếu giao tiếp bằng mắt  Bám sát cha mẹ  Trốn tránh  Chạy đi  Khóc  Cô lập  Nổi giận nếu được yêu cầu nói ở nơi công cộng  Tránh ăn ở nơi công cộng  Lo lắng khi chụp ảnh hoặc quay video  Lo lắng khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng Điều trị  Điều trị chính cho chứng câm chọn lọc là liệu pháp hành vi tác động, tức là có phương pháp tác động đến trẻ, dần dần hộ trợ trẻ trong bối cảnh mà trẻ cảm thấy khó khăn. Thực hành cho trẻ bắt đầu với các bước dễ dàng hơn, và ngày càng khó hơn - như leo lên một cái thang. Khi trẻ em được yêu cầu hoàn thành các nhiệm vụ chúng sẽ tìm ra phương pháp để hoàn thành. Khen thưởng và có giải thưởng nhỏ khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ thành công. Trong thời gian luyện tập và điều trị, trẻ em học được rằng điều mà chúng cảm thấy sự lo lắng, thay vì im lặng hoặc né tránh thì khi nói ra hoặc chia sẻ sẽ được quyết một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, dùng phương pháp điều trị như uống thuốc để hỗ trợ trẻ thư giãn, nhưng phương pháp này chỉ dùng cho trường hợp đặc biệt và có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.  Vì sao cần phát hiện và điều trị chứng câm chọn lọc?  Hội chứng câm chọn lọc thường bắt đầu trong thời thơ ấu, nếu không được điều trị có thể tồn tại đến tuổi thiếu niên và trưởng thành. Khi mắc hội chứng câm chọn lọc sẽ khiến trẻ hạn chế trong cuộc sống, và có thể cản trở hoạt động ở trường và với bạn bè. Gia đình ngoài việc quan sát trẻ có những dấu hiệu trên, còn có thể chuyện trò với cô giáo để biết thêm những biểu hiện của trẻ khi ở trường.     Nếu một đứa trẻ vẫn im lặng trong nhiều năm, hành vi của nó có thể trở thành một phản ứng có điều kiện, trong đó đứa trẻ thực sự quen với việc không nói bằng lời. Nói cách khác, chứng câm chọn lọc có thể trở thành một thói quen khó bỏ. Khi không được điều trị, chứng câm chọn lọc có thể dẫn đến sự cô lập, lòng tự trọng thấp và rối loạn lo âu xã hội. Do đó, điều quan trọng cần được gia đình và nhà trường nhận ra sớm để có thể làm việc cùng nhau để giảm bớt sự lo lắng của trẻ.