Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Sản dịch sau khi sinh và những dấu hiệu bất thường

Sản dịch sau sinh là dịch chảy ra từ âm đạo ở thời kỳ hậu sản (sau khi sinh xong) của người mẹ, sản dịch có mùi khó chịu gần giống với mùi của kinh nguyệt nhưng không phải kinh nguyệt.

Sản dịch là gì? Sản dịch sau sinh là dịch chảy ra từ âm đạo ở thời kỳ hậu sản (sau khi sinh xong) của người mẹ, sản dịch có mùi khó chịu, gần giống với mùi của kinh nguyệt nhưng không phải kinh nguyệt. Khi bạn mang thai, hóc môn sẽ làm cho niêm mạc tử cung dày lên để hỗ trợ nhau thai. Sau khi sinh, tử cung bắt đầu co lại và co lại xuống kích thước bình thường, và khiến niêm mạc tử cung đó bị bong ra, sự bong tróc này gọi là sản dịch. Trong sản dịch bao gồm máu, các mô từ lớp niêm mạc tử cung và có thể lẫn cả các vi khuẩn.     Nhận biết sản dịch - Trong 3 ngày đầu sau khi sinh sản dịch chứa 1 lượng máu đỏ lớn, kèm theo những cục máu rất nhỏ.  - Từ ngày thứ 4 tới ngày thứ 10, sản dịch sẽ có nhiều nước màu hồng hoặc nâu.  - Sau ngày 10 trở đi sản dịch có thể có màu kem hoặc màu vàng vì đó là màu tế bào bạch cầu và các tế bào từ niêm mạc tử cung.  Khi nào lượng sản dịch lại bất chợt ra nhiều? - Khi bạn ra khỏi giường vào buổi sáng.  - Khi cho con bú. - Khi tập thể dụng hoặc vận động mạnh. - Căng thẳng lúc đại tiện hoặc tiểu tiện. Những lưu ý trong thời gian còn sản dịch Không nên nằm quá nhiều và ít vận động, nếu không dịch sản sẽ không thoát ra được.  Đi tiểu thường xuyên cũng giúp làm rỗng bàng quang, giảm cản trở đối với sự co hồi của tử cung.  Vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm trùng và thay miếng lót vệ sinh thường xuyên, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.  Không nên sử dụng tampon ít nhất là 6 tuần sau sinh vì chúng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.  Dấu hiệu bất thường trong thời kỳ sản dịch - Trường hợp nếu sản dịch cũng không thể thoát ra ngoài và bị ứ đọng lại trong tử cung sẽ để lại biến chứng gây hại cho người mẹ. - Sản dịch có mùi hôi khó chịu bất thường, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. - Sốt cao hơn 38 độ hoặc cao hơn, sốt rét cảm thấy ớn lạnh. - Màu máu vẫn còn đỏ tươi sau tuần thứ 2, hoặc ra nhiều như trong tuần đầu. - Có cảm giác đau 2 bên của vùng rốn, hoặc thấy đau đau dữ dội hoặc chuột rút kéo dài.  - Thấy chóng mặt hoa mắt hoặc bị ngất. - Thấy nhịp tim không đều đặc hoặc bắt đầu đập rất nhanh.     Một số lý do khác có thể khiến ra máu sau khi sinh - Do bị rách âm đạo hoặc xuất huyết bàng quang (có nghĩa là máu không thực sự đến từ tử cung của bạn), hoặc thậm chí là rối loạn chảy máu.  - Nhau sót lại trong buồng tử cung, dây rau ngắn, cuốn cổ nhiều vòng hoặc lấy rau không đúng quy cách. - Tử cung làm việc quá căng do thai to, do sinh đôi trở lên, hoặc bị viêm niêm mạc tử cung. - Đẻ nhanh đặc biệt là đẻ ở tư thế đứng, đỡ đẻ không đúng cách, cổ tử cung chưa mở hết mà sản phụ đã rặn. - Cơ tử cung co bóp quá mức chuyển dạ nhanh, chuyển dạ kéo dài hoặc đa sản. - Nhiễm trùng ối do vỡ ối sớm, hoặc quá lâu - Suy nhược, suy dinh dưỡng, thiếu máu nặng, tăng huyết áp trong thai kỳ.       Có con là một quá trình làm thay đổi cơ thể và cuộc đợi bạn, có lẽ bạn phải mất khoảng thời gian dài để thích nghi với cơ thể và tâm lý sau khi sinh. Do đó, nên để để bản thân thư giãn và có cơ hội điều chỉnh dần, biết chăm sóc bản thân kỹ lưỡng hơn. Hy vọng với các thông tin trên đây có thể giúp bạn hiêu hơn về sản dịch, tránh được các phiền toái có thể xảy ra ở thời kỳ hậu sản nhé!