Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Khi làn da của bé bị cháy nắng và cách bảo vệ da cho bé

Khi làn da của bé bị cháy nắng, bé sẽ có cảm giác đau và bỏng rát – những biểu hiện này trở nên nặng hơn vài giờ sau cháy nắng. Vì ánh nắng mặt trời làm cho da bé bị khô, trở nên ngứa rát. Da bị cháy nắng có thể tróc vảy một tuần sau đó. Mẹ hãy cố gắng khuyên trẻ tránh gãi, bóc lớp da ngoài vì nguy

Ánh sáng mặt trời có thể giúp da tổng hợp vitamin D, kích thích hoạt động của cơ thể. Nhưng nếu phơi mình dưới tia UV của ánh sáng mặt trời quá lâu, sẽ mang lại nhiều tác hại nguy hiểm cho bé.  Khi làn da của bé bị cháy nắng, bé sẽ có cảm giác đau và bỏng rát – những biểu hiện này trở nên nặng hơn vài giờ sau cháy nắng. Vì ánh nắng mặt trời làm cho da bé bị khô, trở nên ngứa rát. Da bị cháy nắng có thể tróc vảy một tuần sau đó. Mẹ hãy cố gắng khuyên trẻ tránh gãi, bóc lớp da ngoài vì nguy cơ nhiễm trùng sau đó nhé! Những biểu hiện cho thấy em bé bị cháy nắng Làn da của bé yêu vốn rất non nớt, đồng thời hàm lượng melanin trong da bé chưa đủ nên rất dễ bị cháy nắng. Dù được che chắn cẩn thận bằng quần áo nhưng cũng chỉ giảm được phần nào nguy cơ em bé bị cháy nắng. Khi em bé bị cháy nắng, mẹ có thể thấy một số các biểu hiện sau đây: Phần da bị cháy nắng ửng đỏ lên. Khi mẹ sờ vào phần da bị cháy nắng sẽ có cảm giác nóng hơn bình thường. Em bé sẽ quấy khóc, với những trẻ lớn sẽ than đau, ngứa, gãi liên tục vùng da bị cháy nắng. Vùng da bị cháy nắng của bé có thể sưng tấy, rộp mụn nước, bong tróc da. Em bé có thể có biểu hiện ớn lạnh, sốt, nhức đầu nếu bị cháy nắng nặng. Cách hay mách mẹ điều trị kịp thời khi da bé bị cháy nắng Cháy da đối với trẻ nhỏ hơn một tuổi, mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay vì ở độ tuổi này, làn da của bé khá mỏng, non nớt và rất dễ tổn thương nặng nếu bị cháy nắng. Với trẻ lớn hơn một tuổi, mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu bé gặp phải các triệu chứng run, ớn lạnh, té xỉu, nổi các mụn nước, sưng tấy, đau nhiều hơn. Mẹ hãy cho con uống nhiều nước, có thể cho bé uống nước hoa quả để bù lại nước đã mất khi bị cháy nắng. Có thể cho bé uống nước hoa quả để bổ sung lại các chất điện giải, đồng thời có đường cung cấp cho trẻ thêm năng lượng. Cho bé tắm trong nước mát (không phải nước nhiệt độ lạnh), hoặc chườm mát giúp làm dịu phần da đau và bỏng. Trong những trườmg hợp cháy da nghiêm trọng ở trẻ trên 2 tuổi, bôi một lớp kem mỏng chứa khoảng 1% hydrocortisone giúp giảm đau. (Không dùng những loại thuốc chứa dầu, vì chúng không giúp thoát nhiệt và mồ hôi. Thêm vào đó, tránh dùng những loại kem bôi có chứa benzocaine vì có thể gây kích ứng da và dị ứng). Nếu bé bị cháy nắng nặng và nổi mụn nước, ba mẹ hãy đưa trẻ đi khám. Ba mẹ hãy dặn bé không được gãi, bóp, hay chà xát mụn nước, vì điều này có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Giữ bé tránh xa ánh nắng mặt trời cho đến khi lành hẳn. Vì lúc này da của bé rất nhạy cảm và các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn nếu bị ánh nắng mặt trời chiếu phải. Việt Nam là nước nhiệt đới, có vị trí khá gần với đường xích đạo, nơi mà tia UV có cường độ khá mạnh, và càng mạnh hơn theo từng năm do hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozone. Mặc dù ngoài trời râm, không nắng to nhưng cường độ tia UV vẫn rất mạnh. Tia UV có tác hại khá nghiêm trọng như có thể khiến da bị cháy nắng, lão hoá, và có khả năng gây ung thư da rất nguy hiểm. Đặc biệt với trẻ nhỏ càng dễ bị tổn thương hơn do làn da còn non nớt và chất melanin trong da vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Vì vậy ba mẹ cần phải có các biện pháp bảo vệ làn da bé yêu như bôi kem chống nắng, mặc quần áo che chắn cho bé để giảm thiểu tác hại từ tia UV. Và đặc biệt, khi trẻ bị cháy nắng, với trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi nên được đưa đi khám bác sĩ ngay để được xử trí kịp thời mẹ nhé! #Nguồn: Thanh Tùng (Bác sĩ đa khoa – Đại học Y Dược TP.HCM) #Nguồn: Bé yêu_Mami Kim Ngân