Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tránh muỗi đốt cho bé để phòng sốt xuất huyết

Mẹ biết là muỗi là vật trung gian truyền nhiễm mang đến cho con người rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là vào mùa mưa như: sốt xuất huyết, viêm não nhật bản, ZIKA virus, sốt rét ở một số vùng miền dịch lưu hành (Daklak, Bình Phước), và kể cả sẹo thâm da do muỗi chích đốt…

Vào những lúc thời tiết nóng, ẩm, nhiệt độ > 23 độ và độ ẩm > 60 % là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản mạnh. Chưa kể những cơn mưa kéo dài, tạo nên ao tù đọng, hố chứa nước tự nhiên xung quanh nhà, tạo điều kiện làm lăng quăng, bọ gậy phát triển nhanh hơn nữa. Mẹ biết là muỗi là vật trung gian truyền nhiễm mang đến cho con người rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là vào mùa mưa như: sốt xuất huyết, viêm não nhật bản, ZIKA virus, sốt rét ở một số vùng miền dịch lưu hành (Daklak, Bình Phước), và kể cả sẹo thâm da do muỗi chích đốt…  Nhưng các baby quá bé bỏng để tự mình đuổi hay đập chết con muỗi khi nó bay đến gần mình phải không nào? chỉ khi nào bị muỗi cắn thấy ngứa ngứa bé mới lấy tay gãi gãi có khi chảy cả máu, lúc đó thì chắc muỗi cũng căng bụng bay không nổi nữa rồi. Thật không thừa để phòng tránh những bệnh do muỗi truyền là tránh bị muỗi đốt. Ba mẹ nên phòng chống muỗi cho các baby theo các gợi ý mà  cô đưa ra sau nhé: 1. Nên mang quần áo có gam màu nhẹ, sáng như trang phục màu trắng, màu kaki, hồng sáng, xanh nhạt hay ô liu vì những màu nay không gây chú ý đối với côn trùng còn áo màu sẫm mà hay có màu rực rỡ khiến bạn nhỏ dễ bị muỗi phát hiện hơn.  2. Mẹ cũng nên mặc áo dài tay và quần dài, bằng chất liệu cotton, lanh mềm mát, mỏng cho bé để tránh bị muỗi đốt và không quá nóng bức. 3. Tránh dùng kem bôi ngoài da có hương thơm: Không nên dùng xà phòng, kem dưỡng da, dầu thơm hoặc nước hoa cho bé (vì mùi thơm sẽ “dụ” muỗi đến).  Cũng không nên để thức ăn trong phòng, nhất là phòng của bé.   4. Sử dụng lưới chống muỗi. Gợi ý tránh muỗi khi bé đã biết đi. Đảm bảo không có con muỗi nào có thể chui lọt qua lưới chống muỗi. 5. Đóng, mở cửa hợp lý: Phần lớn các loại muỗi xâm nhập vào trong nhà lúc bình minh hoặc khi chạng vạng tối. Hạn chế mở cửa vào khoảng thời gian này sẽ giảm thiểu được sự di chuyển của muỗi từ bên ngoài vào trong phòng. 5. Mùi hương đuổi muỗi, chiết xuất tự nhiên như xả, chanh, tinh dầu vỏ bưởi, tràm... mẹ nên sử dụng những loại dầu chống côn trùng thoa/ xịt lên những phần da hở để tránh muỗi đốt, nhưng chắc rằng bé không bị dị ứng và khuyến cáo an toàn cho trẻ. 7. Cho bé ăn những loại thực phẩm giàu vitamin B1, nên tránh những thực phẩm có nhiều muối vì nông độ muối trong cơ thể cao sẽ làm tăng axít lactic – chất gây chú ý đối với muỗi. 8. Giữ nhiệt độ cơ thể bé luôn mát mẻ. Nhiệt độ môi trường xung quanh 9. Nhiệt độ cơ thể cao cũng là một trong những yếu tố khiến bé là mục tiêu dễ bị phát hiện bởi những con muỗi. Do vậy, bạn nên giữ nhiệt độ cơ thể của bé mát mẻ nhất nhé. Tránh ủ ấm quá mức cần thiết. Nhiệt độ môi trường sinh hoạt của trẻ cũng nên làm mát mẻ. 10. Đừng quên ngủ giăng màn và làm sạch vệ sinh nơi chứa nước, diệt lăng quăng bọ gậy nữa các mẹ nhé.   11. Chú ý phát hoang, vệ sinh vườn tược xung quanh nhà và lau dọn nhà tắm, xịt chống muỗi trong nhà tắm là những nơi muỗi rất thích ẩn nắp sinh sôi, chỉ đợi cơ hội để bay ra "hôn" bạn đó.  Mùa mưa đến rồi mẹ hãy làm theo những gợi ý mà Dr. MyMy đưa ra cho bé con được bảo vệ một cách tốt nhất nhé. Dr Mymy