Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Thuốc trưởng thành phổi và thai non tháng

Trưởng thành phổi là thuốc Bethametasone và Dexamethasone, cả hai đều thuộc nhóm Corticosteroid giúp thúc đẩy trưởng thành phổi thai.

“Trưởng thành phổi” hay “trợ phổi”... là vấn đề mà có lẽ khá nhiều người thắc mắc và quan tâm nhắn tin cho tôi. Vấn đề này khá chuyên môn trong lĩnh vực sản và nhi khoa, trong đó có những nội dung còn bàn cãi, còn có nhiều quan điểm khác nhau.   1. Trưởng thành phổi (TTP) là thuốc gì? - Đó là thuốc Bethametasone và Dexamethasone, cả hai đều thuộc nhóm Corticosteroid giúp thúc đẩy trưởng thành phổi thai. - Cơ chế: TTP giúp phổi tăng khả năng chuyển phế bào I thành phế bào II, tăng tổng hợp và giải phóng Surfactant vào phế nang, giúp giảm hội chứng suy hô hấp cấp gây ra bởi thiếu Surfactant dẫn đến xẹp phế nang ở những trẻ sinh non.   2. Thai non tháng là gì? - Thai đủ tháng là thai >37w, lúc này các cơ quan của thai trưởng thành để sẵn sàng thích ứng với cuộc sống bên ngoài. - Sinh non là trẻ sinh ra từ 22-37w và được phân nhóm như sau: + Cực non: + Rất non: 28-32w. + Non trung bình: 32-37w. - Khi đẻ non nhiều cơ quan, nội tạng chưa trưởng thành về mặt chức năng, nhất là phổi —> nguy cơ suy hô hấp là rất lớn (vấn đề này bs lo lắng lắm). Đọc thêm: Thai non tháng Ảnh minh họa   3. Khi nào tiêm TTP? Khi có dấu hiệu DOẠ SINH NON hoặc có NGUY CƠ SINH NON CAO thì mới phải tiêm TTP. * Dấu hiệu dọa sinh non: - Cơn co tử cung gây đau (ít nhất 2 cơn trong 1 giờ). - Ra máu hay nhầy màu hồng âm đạo. - Biến đổi ở cổ tử cung (Bs khám hoặc siêu âm mới biết được). * Nguy cơ sinh non cao nếu: -Mẹ: Hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, khâu vòng CTC, tiền sử khoét chóp cổ tử cung, u xơ tử cung, dị dạng tử cung (tử cung đôi), tiền sử sinh non… -Thai: Thai chậm tăng trưởng, rau tiền đạo, tiền sản giật, hết ối, ối vỡ, nhiễm khuẩn ối… (Thai IVF, đa thai: không nhất thiết phải tiêm TTP)   4. Dùng TTP vào thời điểm nào? - Tiêm TTP từ 24-34w. Nếu chưa sinh sau 7 ngày, cân nhắc tiêm lại 1 đợt (nếu còn nguy cơ sinh non trong 7 ngày tới). - Thuốc và liều dùng: + Betamethasone 12mg (Diprospan (5+2)mg), tiêm bắp 2 lần, cách nhau 24h. + Dexamethasone 6mg tiêm bắp 4 lần cách 12h. - Sau 34w việc tiêm TTP không có tác dụng với phổi thai nên việc tiêm lúc này không cần thiết. Ảnh minh họa   5. TTP có tác dụng phụ cho sản phụ và thai nhi không? *Câu trả lời là: CÓ. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại Bethamethasone và Dexamethasone dùng cho phụ nữ có thai thuộc nhóm C: Có thể có nguy cơ. - Đã có các dữ liệu về tác hại ở não và chức năng trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận thai; tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mẹ. - Một số nghiên cứu cho thấy thai chậm tăng cân, cốt hoá sớm đầu xương dài, liền khớp sọ sớm, sau tiêm có thể thai ít vận động... - Gây tăng đường huyết bắt đầu ở mũi tiêm TTP đầu và kéo dài trong 5 ngày. Do vậy cần tầm soát tiểu đường thai kỳ khi tiêm nhằm tránh việc tăng đường huyết không tiểm soát. 6. Lời kết “Bài viết dài dòng khó hiểu! Nhưng không dài dòng thì còn khó hiểu hơn!” Chốt lại thế này: - Tiêm TTP cho thai nhi là thực sự cần thiết cho những trường hợp thực sự cần thiết. Đó là các trường hợp có dấu hiệu DOẠ SINH NON hoặc NGUY CƠ SINH NON. - Bs khuyên dùng TTP vào thời điểm nào là tùy vào tình hình thực tế cụ thể nhằm tránh phải dùng thuốc lặp lại dễ gây ra hậu quả không mong muốn cho thai. - Thai bình thường thì không cần và cũng không nên, vì không phải khi tiêm TTP là hoàn toàn vô hại cho mẹ và con. Việc tiêm TTP tràn lan chỉ vì lý do “TẠI EM LO” không những không có lợi, tốn tiền mà lại tăng nguy cơ cho mẹ và thai. Chúc các sản phụ một thai kỳ mạnh khỏe và không cần dùng tới TTP nhé! Bác sĩ Trần Trung Đạo