Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 25 tuần tuổi】Bé yêu đang rất chăm chỉ thực hành thở trong bụng của mẹ nè!

Khi mẹ bước vào tuần thứ 25 của thai kỳ từ là giai đoạn cuối của tam cá nguyện thứ 2. Vậy là không còn lâu nữa bé sẽ say “hi” với thế giới của bố mẹ đấy!

Khi mẹ bước vào tuần thứ 25 của thai kỳ từ là giai đoạn cuối của tam cá nguyện thứ 2. Vậy là không còn lâu nữa bé sẽ say “hi” với thế giới của bố mẹ đấy! Tuần 25 sẽ có nhiều thay đổi cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu có thể mắc hội chứng chân không yên (hay còn gọi là hội chứng chân bồn chồn - RLS), ợ nóng, hội chứng ống cổ tay và các triệu chứng khác có thể khó chịu nhưng không gây nguy hiểm trong giai đoạn này.   Kích thước và sự phát triển của bé Tuần này, em bé sẽ nặng khoảng 785 gram và có kích thước khoảng 33,6 cm như một bắp ngô lớn. Cơ thể bé bắt đầu tích mỡ làm cho làn da trở nên mịn màng và trông mũm mĩm hơn. Nếu em bé của bạn đã có tóc, màu sắc và kết cấu của nó có thể bắt đầu xuất hiện.   - Em bé 25 tuần tuổi thích nhảy và chơi bên trong bụng của mẹ, bé cũng có thể nghe thấy giọng nói của bố mẹ và những tiếng động khác. Dấu vân tay của con đã hình thành và nếp nhăn lòng bàn tay bắt đầu lộ ra rồi đấy! - Em bé của bạn cũng trông hồng hào hơn khi các mạch nhỏ trên da gọi là mao mạch bắt đầu hình thành, tăng cường lưu lượng máu dưới da. Mặc dù mí mắt của em bé vẫn đóng, các tế bào cho phép cảm nhận ánh sách - gọi là hình que và hình nón đã hình thành và bé thể cảm nhận ánh sáng và bóng tối. - Giai đoạn này, mũi và lỗ mũi của em bé bắt đầu hoạt động, em bé sẽ bắt đầu thở bằng nước ối. Các mao mạch hình thành trên da của bé cũng sẽ hình thành bên trong phổi, cho phép bé có thể thực hành thở ngay từ bây giờ. - Phổi của bé cũng đã bắt đầu sản xuất chất hoạt động bề mặt, giúp chúng thở sau khi sinh. Tuy nhiên, phổi của chúng vẫn chưa trưởng thành và có thể oxy hóa máu của bé. - Một em bé 25 tuần tuổi cũng bắt đầu phát triển cảm giác cân bằng. Bé cũng có thể phân biệt đường lên hoặc xuống trong tử cung của bạn. Bé cũng trở nên khéo léo hơn và chúng sẽ có thể thực hiện nắm bắt và chuyển động. Bé thậm chí có thể nắm lấy dây rốn của chính mình! - Tại thời điểm này, bé vẫn chưa ở trong tư thế quay đầu xuống dưới trong trạng thái sẵn sàng chào đời. Đầu vẫn ở gần ngực và bàn chân hướng xuống dưới. Tuy nhiên, sẽ sớm thôi bé sẽ thay đổi vị trí để thuận lợi cho việc chào đời.   Những thay đổi của mẹ Vào tuần thứ 25 của thai kỳ, tử cung của mẹ có kích thước như một quả bóng. Mẹ có thể tăng 7-8 kg và nhiều người bắt đầu tăng cân nhiều nước hơn trong thời gian này. Chắc hẳn nhiều mẹ bầu bắt đầu cảm thấy mệt mỏi hơn vào cuối tam cá nguyệt thứ hai. Bụng của mẹ ngày càng to hơn, và có cảm giác nặng nề. Một số triệu chứng của tuần 25 của thai kỳ bao gồm: - Hội chứng chân không yên (RSL): Các triệu chứng RSL khiến bạn cảm thấy thôi thúc phải di chuyển chân liên tục để giảm cảm giác ngứa ran hoặc kiến bò. Triệu chứng này xuất hiện khi mẹ nghỉ ngơi hoặc ngủ, và một số người khác cũng cảm thấy nó ở tay, đùi hoặc tay. Nguyên nhân là sự thay đổi tiết tố, cũng như sự thiếu hụt sắt và folate. Nhưng mẹ đừng lo, triệu chứng này thường sẽ biến mất khoảng 4 tuần sau khi sinh con.   Để khắc phục khi bị hội chứng chân không yên, mẹ có thể tập thể dục nhẹ, tắm nước ấm trước khi đi ngủ, uống các chất bổ sung như sắt, folates, vitamin B12, magiê và tránh caffeine. Mẹ bầu cũng đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào nhé! - Tóc dày hơn: sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ của mẹ bầu sẽ ức chế rụng tóc, nhưng sau khi sinh thì mẹ lại phải đối mặt với hiện tượng rụng tóc sau sinh. - Hội chứng ống cổ tay: dao động nội tiết tố, ứ nước có xu hướng phù, mẫn cảm thần kinh và dao động mức glucose có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay như tê tạm thời hoặc ngứa ran ở tay. Mẹ đọc thêm: Hội chứng ống cổ tay và cách điều trị - Bệnh trĩ: bụng đang phát triển của bạn gây áp lực lên các tĩnh mạch chậu, có thể gây ra bệnh trĩ. Mặc dù khó chịu, nhưng chỉ thường gặp khi mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. - Chứng ợ nóng hoặc khó tiêu: em bé cũng sẽ gây áp lực lên đường tiêu hóa của làm đẩy axit lên thực quản khiến mẹ bị ợ nóng. - Đầy hơi: khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa khiến khí tích tụ, dẫn đến đầy hơi và táo bón.   Những điều mẹ nên làm trong tuần này - Xét nghiệm: Tuần này, mẹ nên làm xét nghiệm sàng lọc glucose trong tuần từ 24 đến 28 để loại trừ khả năng bị bệnh tiểu đường thai kỳ.   - Giữ chế độ ăn uống lành mạnh: giữ chế độ ăn giàu chất xơ, có nhiều rau, trái cây, các loại hạt và hạt, cá ít thủy ngân và protein nạc. Bạn không nên cố gắng ăn cho hai người, nhưng cần ăn đủ chất và không bỏ bữa. - Tập thể dục nhẹ: tránh các môn thể thao tiếp xúc, nâng tạ quá mức và nằm ngửa. Tuy nhiên bác sĩ khuyên mẹ nên duy trì thể dục nhẹ nhàng thường xuyên và lắng nghe cơ thể. - Uống nhiều nước: Bổ sung nước khi mang thai vô cùng quan trọng, có thể giúp mẹ tránh táo bón, đầy hơi và trĩ. - Giữ ẩm cho da: Các vết rạn trên bụng và ngực vào khoảng tuần thứ 25 của thai kỳ. Mẹ cũng có thể bị nổi mẩn ngứa da. Bôi kem chống rạn và kem dưỡng ẩm an toàn để giúp giảm bớt những vấn đề này. Giữ ẩm hàng ngày để giảm bớt những vấn đề này.   Ngoài ra mẹ cũng cần chuẩn bị cho sự xuất hiện của em bé 1. Tìm hiểu về bệnh viện định sinh con 2. Tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn sinh thường hay sinh mổ 3. Mua sắm đồ cho em bé 4. Tìm hiểu kiến thức về sinh con và chăm sóc mẹ và bé sau sinh Tuần 25 là một mốc quan trọng phải không mẹ? Em bé đã lớn và sẵn sàng để chào đời, cũng như có rất nhiều thay đổi quan trọng đang diễn ra trong bụng mẹ. Mẹ sẽ bước vào tam cá nguyệt thứ 3, có nghĩa là chuỗi ngày mang thai đang tiến dần đến ngày cuối cùng rồi đó! mẹ bầu nhớ đọc bài sự phát triển thai nhi tuần 26 nhé!