Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Đau khớp tăng trưởng - growing pains in children

Đây là một cơn đau khá lành tính ở trẻ em trong độ tuổi trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi và 8-10 tuổi (UTD: 2-12 tuổi), nhưng không phải trẻ nào cũng sẽ bị, do đó thật may mắn con bạn không bị nhé.

Đau khớp tăng trưởng - growing pains in children. Viết cho con và những bạn nhỏ giống con. 2 a.m: con nhức chân mẹ ơi... huhu trong cơn mơ cứ tưởng bs Bầu bị vọp bẻ, hoá ra cơn đau không phải từ mẹ bầu 34 tuần mà là từ cô con gái lớn 4 tuổi... Con nhức ở đâu? Con nhức ở đây nè (chỉ mặt trước đùi) rồi ở đây nữa nè (chỉ vùng quanh khớp), ở đây nữa (mặt sau bắp chân), con nhức cả hai chân luôn.   Chính thức mất ngủ bóp chân cho con gái, cơ mà xoa bóp chân con gái lại dễ chịu ngủ ngoan nhỉ. Ban ngày thì hoạt động như bình thường, vẫn vui chơi chạy nhảy, thỉnh thoảng trưa trên lớp cũng than vãn nhờ cô bóp chân. Cái quái gì mà hành mẹ bầu dữ nè...bị một vài hôm, mẹ ngủ ngon được 1 vài bữa rồi lại bị lại. BS mẹ khám cho con gái hai chân bình thường, không sưng nóng đỏ, không u bướu, không giói hạn hoạt động khớp, thể chất con cân đối, ăn uống cân đối, ngủ nghĩ như bình thường. Ông bà, cô giáo thì nghĩ nhõng nhẽo hả? Ba thì bảo con thiếu canxi, thiếu Magne, thiếu chất này kia rồi... Nhiều mẹ có con trong độ tuổi này 2-12 tuổi, đặc biệt 2 khoảng tuổi (3- 5 tuổi) và (8-12 tuổi) tần suất giống bé con nhà mình khoảng 25-40%, con gái lại gặp nhiều hơn con trai nhen, đồng cảm chia sẻ và hỏi Dr MyMy “Dr MYMY ơi! con mình cũng y chang vậy, có phải cháu thiếu chất không ? Có cần bổ sung canxi hay kẽm gì cho chắc xương không, vì nghe nói đau khớp tăng trưởng, mà đâu phải đứa nào cũng bị, chắc do thiếu chất rồi”  “Dr MYMY ơi! Mình đi bs nhiều lần bảo thiếu vitamin, thiếu canxi, cho uống cả tháng mà lâu lâu bị đau lại, mình sợ mấy bệnh khác nhu u xương? Mà cháu cứ bị nhức vậy có cách nào để giảm đau nhức an toàn không?” “ Dr MYMY ơi, con mình không bị đau tăng trưởng như vậy, có khi nào cháu nó không có biểu hiện tăng trưởng dài xương không?” Hay “ mới nhỏ mà đau tăng trưởng như vậy có liên quan gì đến dậy thì sớm sau này không?”  Hãy tìm hiểu Dr MYMY đã làm gì với bé con mình nhé!!! Đặc điểm khiến bạn nghĩ đến đau khớp tăng trưởng ở trẻ - Đây là một cơn đau khá lành tính ở trẻ em trong độ tuổi trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi và 8-10 tuổi (UTD: 2-12 tuổi), nhưng không phải trẻ nào cũng sẽ bị, do đó thật may mắn con bạn không bị nhé.  - Đau chân là chủ yếu, nếu có đau vị trí khác như nhức mỏi tay, hoặc đau bụng cũng thường kết hợp đau chân. - Đau 2 bên, cảm giác đau không rõ ràng vị trí, thường mặt trước đùi, hoặc mặt sau bắp chân, gối mặt sau.  - Cơn đau có thể đến đột ngột, thường vào đêm tối, có thể nghiêm trọng khiến trẻ khóc, thức giấc. Thường giảm hoặc hết vào buổi sáng, một số ít trường hợp có thể than nhức vào ban ngày nhưng không nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường của trẻ: đi đứng, vui chơi, chạy nhảy.  - Thể chất trẻ bình thường, không bị ảnh hưởng. - Những hoạt động nhiều vào ban ngày sẽ có thể làm tăng cơn đau về đêm. - Cơn đau thành từng đợt tái phát, giữa các đợt không có triệu chứng. Có thể kéo dài nhiều năm hoặc đến tuổi thành niên.  - Thăm khám lâm sàng dường như bình thường tại các vị trí trẻ than đau - có khoảng 1/3 trẻ có thể đau đầu, đau bụng tái phát - Trẻ lớn 6- 12 tuổi có thể mô tả cơn đau như chuột rút, mỏi, tê.  - Trẻ cảm giác dễ chịu với cơn đau khi được massage, hoặc giảm đau dễ dàng bằng Acetaminophen hoặc ibuprofen (thuốc giảm đau hạ sốt). Nguyên nhân đau khớp tăng trưởng Mặc dù tên có liên quan đến sự tăng trưởng nhưng những nghiên cứu vẫn chưa biết được nguyên nhân rõ ràng, và có vẻ như cũng chẳng liên quan đến sự tăng trưởng sau này của trẻ. Và cũng chưa đưa ra được bằng chứng của thiếu dưỡng chất Canxi hay chất khoáng của xương, cũng không thấy sự liên quan rõ ràng nào đến việc phát triển nguy cơ các bệnh lý xương khớp nào của trẻ sau này.  Nên các mami cũng đừng lo con không cao nếu con không có dấu hiệu đau hay bổ sung đại trà không theo khuyến cáo của BS các loại vitamin khoáng chất không cần thiết nhé. Tuy nhiên, các dấu hiệu không quá điển hình của đau khớp tăng trưởng cũng sẽ lầm với một số bệnh lý nguy hiểm khác của khớp, xương ở trẻ em nên nếu trẻ có 1 trong những dấu hiệu sau đây, cha mẹ cần cho trẻ đi khám BS ngay nhé.  Khi nào cần gặp bác sĩ? - Đau vẫn còn kéo dài nghiêm trọng vào buổi sáng, hoặc đau cố đinh 1 bên.  - Sưng đỏ đau, liên quan đến 1 vùng khớp hoặc 1 vị trí rõ ràng - Có liên quan đến chấn thương,.  - Trẻ có kèm theo sốt - Khập khiễng, hoặc giới hạn hoạt động, hoặc ảnh hưởng đến việc đi đứng, vui chơi, chạy nhảy, sinh hoạt của trẻ.  - Phát ban bất thường. - Ăn uống kém. - Trẻ mệt mỏi, yêu ớt - Hoặc bất kỳ khi nào cha mẹ cảm thấy lo lắng. Điều trị hỗ trợ cho đau khớp tăng trưởng Khác với suy nghĩ của nhiều gia đình cần bổ sung chất bổ xương khớp, vitamin.... Thì việc điều trị chủ yếu là những phương pháp giảm triệu chứng đau, an toàn và hiệu quả, giúp trẻ dễ chịu. 1. Giảm đau an toàn bằng các loại thuốc Acetaminophen (paracetamol), ibuprofen giống liều hạ sốt cho trẻ.  2. Chườm ấm, masage, xoa bóp ấm vùng trẻ đau nhức. 3. Vui vẻ, thoải mái với các môn thể dục, thể thao cường độ vừa phải vào ban ngày. 4. Những bài tập căng giãn cơ đã được chứng minh hiệu quả cho việc ngăn ngừa cơn đau tái phát ở trẻ. Các bài tập đơn giản như trong hình. Mỗi bài tập có thể thực hiện 10-20 lần, mỗi lần khuyến khích trẻ giữ tư thế căng giãn cơ trong 10-20 giây. Hãy cùng trẻ thực hiện thật vui vẻ, thoải mái các bạn nhé. Thương chúc các con và ba mẹ có giấc ngủ thật ngon, không bị cơn đau hành hạ nữa nhé. Share cho những người bạn giống con nhé. Dr MYMY