Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Răng của bé và cách vệ sinh răng cho trẻ dưới 18 tháng tuổi

Gần đây bác sĩ có nhận được rất nhiều câu hỏi về răng của bé và cách vệ sinh răng miệng cho bé làm sao cho đúng thì ở bài này bác sĩ giải đáp các thắc mắc đó cho mẹ bé.

Gần đây bác sĩ có nhận được rất nhiều câu hỏi về răng của bé và cách vệ sinh răng miệng cho bé làm sao cho đúng thì ở bài này bác sĩ giải đáp các thắc mắc đó cho mẹ bé. (Ảnh minh họa) 1. Lịch mọc răng của bé Răng mọc nhanh hay chậm ở mỗi đứa trẻ là khác nhau, đây chỏ là thông tin tham khảo mà bs đưa ra chứ không phải nhất nhất đứa nào cũng phải theo như thế vì vậy mẹ nào có bé mọc chậm hơn chút không có cần lo lắng lắm nhé..! 20 chiếc răng đầu tiên có thể mọc từ tháng thứ năm cho đến năm tuổi thứ ba của em bé. Chúng thường xuất hiện theo một trình tự nhất định như sau: Hai răng cửa giữa hàm dưới (5- 9 tháng) Hai răng cửa giữa hàm trên (7-10 tháng) Hai răng cửa bên hàm dưới (7-14 tháng) Hai răng cửa bên hàm trên (8 - 12 tháng) Hai răng hàm thứ nhất hàm dưới (12-20 tháng) Hai răng hàm thứ nhất hàm trên (14- 20 tháng) Hai răng nanh hàm dưới (16-20 tháng) Hai răng nanh hàm trên (18 - 24 tháng) Hai răng hàm thứ hai hàm dưới (20- 28 tháng) Hai răng hàm thứ hai hàm trên (24- 30 tháng) (Ảnh minh họa) Dấu hiệu khi trẻ mọc răng sữa: Dấu hiệu thông thường: - Nhỏ dãi nhiều - Thường xuyên nhai hoặc mút bàn tay, ngón tay - Lợi sưng hoặc phồng lên - Cáu bẳn khác thường - Trẻ giảm ăn   Dấu hiệu bất thường: - Mọc răng không bao giờ khiến cho trẻ sốt cao liên tục, sốt lập lại liên tục, li bì, trẻ mệt lả.. - Mọc răng cũng không gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh hay tiêu chảy (rất nhiều bạn hay nhần đi tướt với tiêu chảy ở giai đoạn này và phán ngay con mình là mọc răng).   2. Cách chăm sóc răng miệng theo tháng tuổi  * Giai đoạn 0-6 tháng tuổi Chiếc răng đầu tiên có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong giai đoạn 3-12 tháng. Thời điểm mọc răng phổ biến là 6 tháng tuổi. Mầm răng sữa được hình thành ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ; do đó, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai (nhất là canxi và phôtpho) đóng vai trò lớn cho sự phát triển răng của bé. Dấu hiệu đáng lưu ý: Bạn có thể thấy chỗ lợi (nơi các răng sắp nhú lên) đổi màu. Điều này không có gì đáng lo. Chỗ một cái răng sắp nhú lên trông như một vết tím bầm (tụ máu) và dấu hiệu này sẽ biến mất khi chiếc răng mới xuất hiện. Vai trò của cha mẹ: Nên lau lợi hàng ngày cho bé với miếng gạc (hoặc khăn mặt sạch) cuốn vào ngón tay của mẹ có thấm nước muối sinh lí. Trước khi răng nhô lên khỏi bề mặt lợi, có thể có một vết nứt ở lợi, nơi vi khuẩn dễ cư trú và gây viêm. Khi một chiếc răng nhú lên, bạn có thể vệ sinh răng cho bé với khăn mặt sạch, gạc (hoặc bàn chải nhỏ) cùng với nước ấm. Nên vệ sinh răng cho bé sau bữa ăn sáng và trước giờ đi ngủ hàng ngày. Khám nha sĩ: Có thể đưa bé nhà bạn đi khám răng lúc 6 tháng tuổi (thời điểm của chiếc răng sữa đầu tiên). (Ảnh minh họa) *Giai đoạn 6-12 tháng tuổi Đến sinh nhật đầu tiên, bé thường có ít nhất hai cái răng hoặc có thể là 8 cái răng. Vai trò của cha mẹ: Nếu bé khó chịu vì mọc răng, bạn có thể chuẩn bị đồ chơi sạch, an toàn để bé gặm; có thể massage răng lợi cho bé với một chiếc gạc hoặc khăn mặt; hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn dùng thuốc giảm đau cho bé mọc răng. Ở giai đoạn này trẻ ngứa răng ngứa lợi rất nhiều bạn có thể sắm cho trẻ một chiếc vú giả cho bé ngậm. (Ảnh minh họa) *Giai đoạn 12-18 tháng tuổi Nếu bé nhà bạn chưa có chiếc răng nào dù đã 15 tháng tuổi, bạn cần đưa bé đi khám để bác sĩ kiểm tra lợi cho bé. Bác sĩ có thể nhận biết răng ngay dưới bề mặt lợi và chỉ định cách chà lợi để giúp răng nhú lên. Vai trò của cha mẹ: Có thể dùng một chiếc bàn chải đánh răng lông mềm để vệ sinh răng cho bé. Thời điểm này, bạn chưa cần sử dụng kem đánh răng cho bé vì bé có thể nuốt phải kem đánh răng. Hãy dạy bé biết cách đánh răng: bạn di chuyển bàn chải trước, bé sẽ nối tiếp theo bạn. - Trước khi bé mọc răng, mẹ có thể dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước sạch (hoặc có thể dùng nước muối sinh lý), lau nhẹ nhàng và massage nướu sau mỗi bữa ăn và ngay trước khi bé đi ngủ, ngay từ những tháng đầu đời, khi răng còn chưa mọc. Điều này có ích cho sự mọc răng, giúp bé quen với việc thường xuyên làm vệ sinh răng miệng và tạo thói quen lành mạnh cho cả cuộc đời. - Nếu bé bắt đầu mọc răng, các mẹ nên chuyển sang dùng một chiếc bàn chải mềm (loại gắn trên đầu ngón tay) và một chiếc khăn sạch, mềm. Nhúng bàn chải vào nước, cho một ít kem đánh răng đánh răng không chứa flour dành cho trẻ em và chải sạch toàn bộ nướu, chải kĩ hai mặt của răng. Nếu như bé hay nghịch thì bạn có thể để bé chơi một món đồ chơi nào đó trong lúc bạn vệ sinh răng miệng cho bé. Sau khi chải bằng bàn chải, mẹ dùng khăn mềm lau sạch lại toàn bộ răng và nướu cho bé. - Để giữ vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ hãy cho trẻ uống vài thìa nước ngay sau khi bú(áp dụng đối với trẻ bú sữa công thức nhé) hay ăn rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong của răng các mẹ nhé) và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ sau khi trẻ bú hay ăn. - Khi quyết định dùng kem đánh răng cho bé, mẹ hãy cẩn trọng với việc sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor. Các bác sĩ khuyên mẹ không nên sử dụng kem đánh răng có chứa flour vì khi trẻ nuốt phải sẽ rất nguy hiểm. (Ảnh minh họa)   - Cách chải răng cho bé: Mẹ hãy đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, xoay nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, và chải ba mặt răng: mặt ngoài (mặt nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai. - Cha mẹ nên chủ động chải răng cho bé cho đến khi con được 9 - 10 tuổi vì trước độ tuổi này, bé nhà bạn chưa có khả năng tự chải răng một cách hiệu quả. Để ngừa những bệnh về răng miệng cho trẻ như sâu răng chẳng hạn, ba mẹ cần lưu ý những điều sau: Mẹ nên tránh việc cho bé ngậm bình sữa để ngủ, và không chấm bất kỳ chất ngọt nào lên núm vú giả của bé, nếu cho trẻ ngậm núm vú giả. Hạn chế con đường nhiễm khuẩn từ miệng sang miệng: không lấy miệng lưỡi của mình để liếm/mút núm vú giả cho sạch, hay thử mút đầu nút bình sữa xem sữa có đủ nguội hay không, hay dùng miệng nhai thức ăn truyền cho bé, thậm chí không mút thìa cháo/bột của bé… Với trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ còn nên hạn chế lượng nước ép trái cây cho trẻ và lưu ý khi cho trẻ uống nước ép trái cây: Bé 6 – 7.5 tháng, nước trái cây nên pha loãng tỷ lệ 1:5 hoặc 1:6, ngày không quá 40ml, và không quá 5 ngày/tuần. Nên dùng trong bữa ăn. Tuyệt đối không dùng trước khi ngủ. Trên 7.5 -12 tháng, bé có thể uống nước trái cây mà không cần pha loãng, nhưng không uống quá 60ml/ngày, không quá 5 ngày/ tuần, nên dùng trong bữa ăn, không dùng trước khi ngủ.   (Ảnh minh họa) Tối trước khi ngủ chỉ bú sữa mẹ, hoặc sữa công thức hoặc nước, không uống nước ép trái cây, hay các đồ có đường khác. Sau 1 tuổi, bé nên tập uống sữa, nước ép, bằng ống hút hoặc bằng ly, không nên tiếp tục dùng bình cho bé uống. Ba mẹ cần thường xuyên nâng môi bé lên kiểm tra các dấu hiệu bất thường trên răng và nướu để can thiệp kịp thời. Nếu phát hiện bất cứ điểm bất thường trên răng (kể cả nướu), mùi hôi miệng, thì nên đưa bé đến nha sĩ để được chẩn đoán, tư vấn tốt hơn. Bs. Huy(nhi tw) Bài đọc thêm: Review các loại bàn chải đánh răng cho bé