Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bố mẹ lưu ý bé đi nhón gót chân có thể là dấu hiệu của bại não hoặc tự kỉ

Hầu hết trẻ em biết đi khi được 12 đến 15 tháng tuổi. Khi trẻ bắt đầu biết đi, chúng thử các tư thế khác nhau, và đi nhón chân là một trong những tư thế đi yêu thích của chúng. Một số em bé đi nhí chân khi bám vào đồ đạc trong nhà để di chuyển, một số em bé khác đi nhón chân để…cho vui. Nói chung bé

Hầu hết trẻ em biết đi khi được 12 đến 15 tháng tuổi. Khi trẻ bắt đầu biết đi, chúng thử các tư thế khác nhau, và đi nhón chân là một trong những tư thế đi yêu thích của chúng. Một số em bé đi nhí chân khi bám vào đồ đạc trong nhà để di chuyển, một số em bé khác đi nhón chân để…cho vui. Nói chung bé đi nhón chân trước 2 tuổi không có gì đáng lo ngại cả, sau đó chúng sẽ dần dần từ bỏ thói quen này. Tuy nhiên trong một số trường hợp đây có thể là dấu hiệu của bại não hoặc tự kỉ.   Trong quá trình phát triển của trẻ, xương ở chân dài ra trước và cơ bắp căng ra và bắt kịp sau đó, nó giống như một dải đàn hồi. Cơ bắp chân của bé gắn vào phía sau đầu gối và phía sau gót chân, nếu kéo căng hai điểm đó sẽ có cảm giác căng khó chịu, chính vì thế trẻ em thường thoải mái hơn nếu nâng gót chân lên khi di chuyển. Bố mẹ cần phải đưa bé đi gặp bác sĩ nếu bé có những triệu chứng như: - Đi nhón chân hầu hết thời gian - Cơ bắp cứng - Bước đi lúng túng, dễ vấp ngã hoặc có dáng đi lạch bạch - Các kĩ năng vận động tinh phát triển chậm, ví dụ như cầm nắm vật nhỏ bằng các ngón tay - Không chịu được trọng lượng của bản thân khi đứng trên cả bàn chân phẳng - Mất dần các kĩ năng vận động Nếu con bạn luôn luôn nhón chân, có thể bé có vấn đề về thể chất, chẳng hạn như gân Achilles ngắn, ngăn bé đứng thẳng và hạn chế phạm vi chuyển động ở mắt cá chân. Nhưng nếu con bạn thường xuyên đi bằng ngón chân và không thể đi bằng chân trên mặt đất, đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn vận động như bại não.   Có một số loại bại não. Hình thức phổ biến nhất là "co cứng", có nghĩa là các cơ ảnh hưởng bị cứng. (Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh bại não cao hơn.) Vì vậy, nếu con bạn đi bằng ngón chân, bé có thể bị bại não khiến gân Achilles của bé bị bó chặt đến nỗi gót chân bị kéo lên và ngón chân hướng xuống. Đi nhón chân cũng liên quan đến sự chậm trễ ngôn ngữ và rối loạn phổ tự kỷ, do đó, điều quan trọng là kiểm tra xem con bé gặp các vấn đề khác với các kỹ năng giao tiếp hay không. Mẹ cũng có thể cho bé đi khám tổng quát để yên tâm hơn.   Đi nhón chân vô căn  Nếu bác sĩ phát hiện ra rằng con bạn có trương lực cơ tốt và phạm vi chuyển động ở mắt cá chân, và bé có thể loại trừ chứng bại não, rối loạn phổ tự kỷ hoặc một vấn đề khác, thì bé có thể được chẩn đoán mắc một chứng bệnh gọi là đi nhón chân vô căn. Chuẩn đoán này có nghĩa là nguyên nhân chưa được biết và bé đi nhón chân theo thói quen. Trường hợp này thường tự biến mất theo thời gian.   Điều trị Bác sĩ có thể đánh giá chức năng não và sự phát triển vận động của bé để xác định liệu trình điều trị tốt nhất. Can thiệp sớm là rất quan trọng vì vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật có thể cải thiện các kỹ năng vận động và sức mạnh cơ bắp, và ngăn ngừa tổn thương cho các cơ ảnh hưởng đến vận động khớp. Nếu bé có vấn đề về thể chất, chẳng hạn như gân Achilles ngắn, việc điều trị có thể bắt đầu bằng liệu pháp vật lý kéo dài. Bé có thể cần phải đeo chỉnh hình mắt cá chân, đó là một nẹp nhựa nhẹ kéo dài ra phía sau chân và giữ bàn chân ở góc 90 độ. Bé sẽ đeo nẹp vào ban đêm và có thể vào ban ngày cho đến khi khỏi hẳn (Có thể gỡ bỏ khi tắm hoặc luyện tập) Một cách chữa trị khác là bó bột chỉnh dần mỗi tuần (serial casting). Với phương pháp này, bác sĩ chỉnh hình sẽ bó bột để  kéo dài gân và tăng phạm vi chuyển động mắt cá chân. Bác sĩ sẽ điều chỉnh dần cứ sau vài tuần hoặc khi gân giãn ra, tuy nhiên trong thời gian bó bột không thể tháo ra kể cả khi tắm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Thông thường thời điểm can thiệp tốt nhất là trước 3 tuổi, khi cấu trúc của chân chưa thay đổi, xương của trẻ sẽ cứng vào khoảng 6 tuổi chính vì thế nếu quá 2 tuổi bé vẫn đi nhón chân thì bố mẹ cần phải theo dõi các dấu hiệu và chữa trị sớm cho con trước khi quá muộn.