Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cách hút rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị viêm hô hấp

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cách nhỏ mũi hút mũi cho trẻ sao cho đúng các bạn có thể áp dụng ngay tại nhà cho bé, bất luận trẻ viêm hô hấp trên hay dưói đều có hiện tượng hắt hơi sổ mũi và bắt buộc chúng ta phải làm sạch cho chúng nếu không muốn để con có các diễn tiến xấu sang các bệnh khác.

Chào các bạn, hôm nay tôi sẽ chia sẻ cách nhỏ mũi hút mũi cho trẻ sao cho đúng các bạn có thể áp dụng ngay tại nhà cho bé, bất luận trẻ viêm hô hấp trên hay dưói đều có hiện tượng hắt hơi sổ mũi và bắt buộc chúng ta phải làm sạch cho chúng nếu không muốn để con có các diễn tiến xấu sang các bệnh khác. Tôi không có đưa ra ý kiến đúng sai một phương pháp nào đó mà các bs khác hướng dẫn cho bạn, trong y học không có đúng sai mà chỉ có phương pháp này có tối ưu phù hợp với con bạn hay không mà thôi. 1. Dây hút mũi bằng mồm Trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau nhưng nó sẽ có 2 đầu : 1 là để ng lớn ngậm mồm vào hút 2 là đầu phần to giống củ tỏi cho vào mũi bé, các bạn nên chọn loại đầu bằng cinicol mềm, phương pháp này rất phù hợp với bé từ 1 tuổi trở xuống nhất là 6 tháng đổ xuống.   Cách thực hiện:  Bạn cho bé lằm ngửa lấy nọ nước muối sinh lý (nhớ là làm ấm lọ nước muối) nhỏ vào mũi bé, tùy theo tình hình dịch mũi mà nhỏ bao nhiêu giọt cho đầy (cứ nhỏ đầy lỗ mũi luôn, đừng có bao giờ sợ nó chảy xuống cổ họng, hay tai cả vì nó tắc rồi con đâu mà chảy , chảy đc thì đã tốt quá!!) Sau đó dùng tay day nhẹ nên cánh mũi 2, 3 cái sau đó cho phần đầu củ tỏi vào mũi bé và tiến hành dùng miệng hút cho bé. Vậy lực hút nào cho vừa phải? Thực ra chả có bố mẹ nào hút cho con mà gây tổn thương mũi cả vì họ tự căn chỉnh được lực sao cho hợp lí, vừa hút vừa cảm nhận sao cho bé ra đc nhiều dịch đờm nhất. Ngoài ra các bạn có thể mua cái máy cần tay hút mũi cho bé nhưng tôi lại đánh giá không cao về các máy đó vì lực hút không có cố định đc trong việc hút mũi cho bé, nhiều khi lại gây tổn thương con. Lưu ý: Các bạn hút 1 lần mà dịch trong dây vẫn còn rất đặc và nhiều thì bạn lại tiếp tục nhỏ nước muối và thực hiện như vừa làm xong cho đến khi nào thấy dịch trong dây hút mũi trong không còn nhày keo thì đấy mới đạt yêu cầu. Sau đó bạn chuyển sang làm mũi bên cạnh y hết như mũi vừa làm. Sau khi các bạn hút mũi xong hãy ghé sát tai bạn vào mũi của con nghe xem tiếng thở của con có thông thoáng không? So sánh lúc trước vệ sinh có khác nhau không? 2. Bóng bóp. Cái này cũng rất phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi. Cách thực hiện: Tương tự như hút mũi ở cách 1 nhưng khác là bạn không dùng miệng mà bóp bóng rồi cho đầu hút vào mũi và nhả tay bóp ra thì nó sẽ tạo 1 lực hút dịch nhày vào bóng. Cũng quan sát bao giờ dịch trong là được. 3. Khăn giấy Cái này rất hay nhưng không được đánh giá cao, các bạn có thể áp dụng ngay cách này vệ sinh tai ngoài cho bé nhé. Cách thực hiện: Bạn cuộn giấy lại nhỏ như sâu kèn sau đó nhẹ nhàng cho vào mũi bé để khăn giấy thấp rồi kéo ra, phương này hiệu quả không cao bắt buộc phải kết hợp với rửa, hút mũi (đối với ống tai ngoài cũng cuộn sâu kèn, nhỏ nước muối nhưng ít thôi k phải đầy lỗ tai nhé sau đó nhẹ nhàng ngoáy vệ sinh cho bé). 4. Bình xịt Hiện nay có rất nhiều dạng xịt cho bé như xiixat, sterimar baby, nemet... trong đó tôi đánh giá cao nhất đó là sterimar baby và neimed.  Tôi thường khuyên các em bé lớn hãy dùng bình xịt như 1 tuổi đổ nên, còn dưới 1 tuổi dây hút hoặc bóng bóp là hiệu quả hơn cả. Cách thực hiện : nếu dịch mũi quá nhiều bạn dùng khăn giấy cuộn sâu kèn thấm trước sau đó xịt cho bé, để bé ngồi nhé k cầm nghiêng ngửa già cả, cho vòi xịt vào cánh mũi ( hướng khóe mắt) nếu mình xịt cho mình thì dùng tay phải xịt mũi trái, dùng tay trái xịt mũi phải. Tôi khuyên cáo nên thực hiện có người, 1 người giữ bé và 1 người xịt.  Tuyệt đối không được dí vào xịt vách ngăn mũi ( nó là cái vách ngăn 2 lỗ mũi ấy, nhiều mẹ lại không biết cái này cứ vách ngăn mũi là cái gì) xịt vào đó gây tổn thưởng chảy máu, Chỉ xịt vào cánh mũi.  Đối với bé không có hợp tác bạn xít 2, 3, 4 lần còn bé hợp tác để bé ngồi hơi cúi sau đó ấn và giữ bình xịt cho tôi để tạo thành dòng liên tục như thế, càng lâu càng tốt nó sẽ thông từ mũi này qua mũi kia lấy và nhắc bé há miệng ra để thở, chỉ cần xịt 1 bên như thế là được, không cần đổi mũi vì mình xịt nó thông nhau rồi, nhớ lắc đều bình trước khi xịt. Một ngày bạn có thể thực hiện nhiều lần, nhất là đối với bé bị xoang, xuất tiết dịch nhày, trước khi đi ngủ hãy làm cho bé. Trên đây là các biện pháp rất hiệu quả dễ thực hiện cho bé đặc biệt là trẻ 2 tuổi đổ xuống các bạn áp dụng cho bé ngay tại nhà, tôi không khuyên khích sử dụng các phương pháp mà quá có tính chất bạo lực như bơm nước muối nhanh mạnh, bơm tiêm to trà bá xịt rửa cho bé..các con la khóc quá trời dãy dụa hiệu quả sẽ không cao. Đối với bé có khí dung thì nên vs sạch mũi mới khí dung cho bé thì thuốc vô phổi mới được nhiều, số lần bao nhiêu 1 ngày phụ thuộc vào tình trạng của bé, bé khó chịu nhày nhớt nhiều thì hút cho bé (tối thiểu phải 2 lần/ngày trong đó trước khi đi ngủ là bắt buộc) làm cho bé lúc đói nhé. Thông thường một đợt cảm sẽ 7 đến 10 ngày khỏi, khi nước mũi chuyển thành màu vàng hay xanh không có quan trọng lắm, đừng thấy thế cho uống kháng sinh nhé, đấy là hại con đấy mà chỉ sử dụng khi bị bội nhiễm tức là nước mũi trẻ có mủ, chảy dầm dề loãng hơi đục và điển hình có mùi tanh hôi, hơi thở bé rất hôi, cửa mũi bị loet li ti trẻ đau rát..kèm theo sốt thì lúc đó dùng kháng sinh là ok. Con ông bà nào mà lười vệ sinh mũi rồi viên tai giữa tái đi tái lại cứ bác sĩ ơi giúp con với thì tôi chịu, từ nó mà ra đấy. Bs. Trần Văn Huy  Ds. Trần Đức Hạnh