Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tâm sự mẹ - khi con có em

Trẻ nhỏ thường cảm thấy khá thấp thỏm khi biết mình sắp có em. Có bé rất háo hức mong có em, nhưng cũng có bé lại bắt đầu cảm thấy lo lắng không biết mẹ có cho mình ra rìa hay không. Lần đầu khi nghe tin có em con phản ứng rất mạnh mẽ " con không thích có em " , " con ghét em ". Và cảm thấy khó chịu

Trẻ nhỏ thường cảm thấy khá thấp thỏm khi biết mình sắp có em. Có bé rất háo hức mong có em, nhưng cũng có bé lại bắt đầu cảm thấy lo lắng không biết mẹ có cho mình ra rìa hay không. Lần đầu khi nghe tin có em con phản ứng rất mạnh mẽ "con không thích có em" , "con ghét em", và cảm thấy khó chịu khi thấy các em bé khác. Rồi con đột nhiên bướng bỉnh hơn không chịu làm những việc mình có thể làm, mẹ đi đâu cũng đòi theo, tối ngủ đôi lúc lại hay khóc đêm, đòi ẵm...những lúc như vậy mình thường ôm con vào lòng thỏ thẻ "mẹ yêu con, con gái à ", "Con đang lo lắng vì mẹ sắp có em à", "Dù con có làm gì mẹ vẫn yêu con". Ngồi chơi cùng con, nghe con nói chuyện,.. những hành động nhỏ nhưng đem lại hiệu quả rõ rệt, con cảm thấy bình tĩnh hơn. Các con đều là những thiên thần mà gia đình mình mong đợi. Những thái độ không hay khiến mình buồn và lo lắng. Bụng mình ngày một lớn dần rồi những cơn nghén hành hạ khiến mình mệt mỏi hơn. Nhưng cũng may sao con cũng nhận ra vai trò là chị của mình, thấy được ba mẹ lúc nào cũng yêu, cũng thương con. Thay vì nhõng nhẽo như mọi hôm bỗng nhiên con lại ngoan hơn thỉnh thoảng bắt chước mẹ sờ tay vào bụng mẹ hát cho em nghe, nói chuyện cùng em, dặn em ngoan đừng làm mẹ đau. Tối hôm đó con bắt đầu ngủ cùng ba, "con không ngủ với mẹ nữa, con sợ ngủ đạp trúng bụng mẹ em đau, mẹ ngủ không ngon giấc" ( thật vậy bé ngủ hay trở mình, lăn qua lăn lại nên mình ngủ hay thấp thỏm sợ lúc mẹ ngủ say con vô tình đạp trúng ); Khi đi chợ, đi chơi cùng mẹ con không đòi mẹ ẵm như trước nữa mà tự nắm tay để mẹ dắt đi. Ngày mình đi sinh con được đưa về ngoại sống cùng ông bà. Hầu như ngày nào con cũng hỏi mẹ sinh em chưa, khi nào mẹ và em về, gọi điện đòi gặp mẹ, gặp em. Ngày mình xuất viện về nhà vừa về tới nhà con cũng vừa đi học về. Thấy mẹ con vui vui mừng mừng. Không ôm mẹ, con chạy thẳng vào nhà. Vừa thấy em, con khựng lại đứng nhìn em rất lâu, ai hỏi cũng không nói, bà ngoại ẵm em con cành nanh không cho ngoại ẵm, ngoại là của con. Em là của mẹ. Con cứ như vậy trong nhiều ngày. Đôi lúc thấy con đứng ngồi cửa phòng nhìn vô phòng mình những lúc mình đang cho con bú, cho con ngủ... thấy con ngủ say mình xuống bếp làm 1 ít việc vặt nghe tiếng bé nhỏ khóc chạy lên thấy con đã nằm trên giường em, lúc ấy mình sót hỏi "con chọc em à"; con đáp lại có vẻ sợ  không, con ngủ mà em nó khóc con vô dỗ em"; lúc khác thấy con ôm em, hôn em. Những ngày cuối tuần chỉ có 3 mẹ con, loay hoay việc nhà, chăm con,.. làm mình hay mất ngủ thấy mẹ mệt mỏi con bảo " mẹ ngủ đi để con con em cho " dường như con biết mẹ lo nên con đã thêm " mẹ yên tâm con không làm em đau, làm em khóc đau ". Những lời nói của con làm mình cảm thấy vui và hạnh phúc biết bao.   Rồi những lúc em ngủ, mình bận việc nhà con chỉ lũi thủi chơi một mình, lúc đồ hàng, lúc chơi trò cho búp bê ăn bột, lúc một mình chơi làm trò cô giáo, diễn lại những sự việc xảy ra ở trường... Mình đang say ngủ mắt nhắm, mắt mở con gọi mẹ ơi, mở mắt thấy con nằm bên cạnh."Mẹ ơi, con không ngủ được, em ngủ rồi, mẹ ôm con ngủ nhen". Nghe con nói vậy tự nhiên cay ở khóe mắt. Từ ngày bầu đến khi sinh mình dường như bỏ rơi con, ít quan tâm đến con, tất cả chỉ nhờ ba và ông bà. Ôm con vào lòng mình tự hứa với lòng sẽ là cố gắng chăm sóc con nhiều hơn, quan tâm đến con. Khi bắt đầu biết mình có em các bé thường biến đổi về mặt tâm lí hầu hết các biểu hiện đó đều xuất phát từ sự lo lắng, bối rối khi thấy em mình sắp chào đời. Bởi vậy, điều mà ba mẹ cần làm lúc này là giảm bớt sự lo lắng của con và hãy thường xuyên nói với con rằng "tình yêu ba mẹ dành cho con sẽ không vì bất cứ ai mà giảm đi hoặc thay đổi".  Không nên bực mình, quát mắng khi thấy con phản kháng mà cho qua, luôn bày tỏ sự cảm thông với con để con bình tĩnh hơn. Luôn quan sát thái độ, tâm sinh lí của con, giúp con chuẩn bị tâm lí để con vui vẻ chào đón thành viên mới.