Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bé không chịu ăn khi bị ốm thì làm thế nào? Dinh dưỡng cho bé khi bị ốm, sốt

Bé không muốn ăn khi bị ốm là điều hết sức bình thường, và đây nó không phải lúc nào cũng là một điều xấu. Trong trường hợp bụng của bé bị yếu thì việc ăn chậm lại sẽ tạo cơ hội cho dạ dày và ruột được phục hồi đặc biệt là trong trường hợp bé bị nôn, tương tự như nhiều bệnh nhiễm trùng gây sốt cũng

Bé không muốn ăn khi bị ốm là điều hết sức bình thường, và đây nó không phải lúc nào cũng là một điều xấu. Trong trường hợp bụng của bé bị yếu thì việc ăn chậm lại sẽ tạo cơ hội cho dạ dày và ruột được phục hồi đặc biệt là trong trường hợp bé bị nôn, tương tự như nhiều bệnh nhiễm trùng gây sốt cũng làm giảm cảm giác thèm ăn, lúc này bố mẹ cần cho bé ăn uống như thế nào?     Khi bé bị ốm, miễn là bé vẫn uống và đi tiểu, thì việc không ăn nhiều như bình thường không có gì đáng lo lắng đối với hầu hết các bệnh nhẹ và bố mẹ cũng không cần tìm đến một chế độ ăn quá đặc biệt, tuy nhiên cần phải chú ý một số điều sau:   Tiếp tục cho con bú Nếu trẻ bú sữa mẹ thì mẹ vẫn cần duy trì việc cho bé bú, thậm chí nhiều hơn trước. Sữa mẹ là phù hợp nhất đối với hệ thống tiêu hóa của bé, và các yếu tố miễn dịch mà cơ thể mẹ tạo ra giúp bé tăng sức đề kháng và hồi phục.   Nếu bé uống sữa công thức thì mẹ vẫn cho bé uống sữa công thức bình thường trừ khi bác sĩ có khuyến nghị khác. Theo dõi tình trạng mất nước. Dấu hiệu mất nước bao gồm ít tã ướt hơn, thiếu nước mắt khi khóc, sốt, khô miệng, sụt cân, khát nước, bơ phờ và mắt trũng. Đặc biệt bố mẹ cần chú ý nếu trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, không được cho uống nước hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Bài liên quan: Trẻ uống bao nhiêu nước là đủ?   Đối với trẻ lớn hơn 1. Khuyến khích uống nước Nếu con bạn bị sốt, nhiễm trùng đường hô hấp (như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phế quản) hoặc bệnh về đường tiêu hóa khi bị tiêu chảy, điều quan trọng là bé phải uống nhiều nước để tránh mất nước. Đối với một em bé lớn hơn đã bắt đầu ăn dặm, bố mẹ có thể chọn cung cấp cho bé chất lỏng và thực phẩm có hàm lượng nước cao như nước trái cây (pha loãng với một nửa nước và một nửa nước trái cây), gelatin, súp. Cung cấp chất lỏng thường xuyên trong suốt cả ngày, và hãy nhớ rằng ít còn hơn không, thậm chí một vài ngụm mỗi lần cũng được.   2. Không ép con ăn Bố mẹ không nên ép bé ăn nếu con không có cảm giác ngon miệng. Có thể cho ăn ít một làm nhiều lần thay vì ăn theo bữa như bình thường. Bổ sung thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa như sữa chua hoặc nấm sữa Kefir, thường thì bé rất thích ăn những thực phẩm này. Nên thêm các loại thực phẩm giàu tinh bột (ngũ cốc, bánh mì, bánh quy, mì, khoai tây, và gạo) vào thực đơn của bé và tránh các thực phẩm béo và có đường (kể cả các loại nước ép trái cây và nước ngọt). Ngũ cốc, sữa có thể giúp tăng cường dinh dưỡng cho bé bằng cách cung cấp cho chúng nhiều protein hơn. Ngoài ra các loại thực phẩm khác như trái cây và rau, cũng như súp gà, được coi là thực phẩm tốt cho trẻ khi bị ốm. Bài liên quan: Cháo gà ăn với rau gì bổ nhất?   Đặc biệt nếu bé bị nôn, Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trong 24 giờ đầu tiên, bố mẹ không nên cho con ăn các thức ăn ở thể rắn mà nên để bé uống một lượng nhỏ dung dịch điện giải, chất lỏng như nước, nước đường, và nước gelatin.