Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chia sẻ ba mẹ cho bé ăn phô mia đúng cách cần lưu ý gì

Phô mai được nhiều mẹ lựa chọn làm thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho trẻ vì nó có thành phần dinh dưỡng cao. Vậy ba mẹ có biết cho bé ăn phô mai đúng cách cần lưu ý gì?Bật mí độ tuổi nào bé có thể ăn phô mai? Liều lượng thế nào?Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ có thể cho bé ăn phô mai khi bước

Phô mai được nhiều mẹ lựa chọn làm thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho trẻ vì nó có thành phần dinh dưỡng cao. Vậy ba mẹ có biết cho bé ăn phô mai đúng cách cần lưu ý gì? Bật mí độ tuổi nào bé có thể ăn phô mai? Liều lượng thế nào? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ có thể cho bé ăn phô mai khi bước vào tuổi ăn dặm (6 tháng tuổi). Ban đầu, ba mẹ nên bổ sung cho bé từng chút một. Nên chọn những loại phô mai có lượng chất béo dưới 20% cho bé 1 tuổi. Phô mai sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên đó chỉ là khi ba mẹ bổ sung liều lượng hợp lí. Nếu bổ sung quá nhiều phô mai sẽ khiến bé bị thừa chất, đầy bụng, ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá. Liều lượng phô mai phù hợp với bé theo từng độ tuổi là: Với phô mai dạng viên/ miếng: 7 – 8 tháng tuổi: 12 – 14gr/ lần 9 – 11 tháng tuổi: 14gr/ lần 12 – 18 tháng tuổi: 14 – 17gr/ lần Với phô mai tươi dạng kem màu trắng: 6 tháng tuổi: 13gr/ lần 7 – 8 tháng tuổi: 20 – 24gr/ lần 9 – 11 tháng tuổi: 24gr/ lần 12 – 18 tháng tuổi: 24 – 29gr/ lần Thời điểm thích hợp cho bé ăn phô mai Để phô mai phát huy được hết lợi ích, cung cấp dưỡng chất dồi dào cho bé; ba mẹ cần chọn thời điểm bổ sung phô mai cho bé phù hợp. Các chuyên gia cho biết, phô mai có chứa lượng chất béo và năng lượng cao. Nếu bổ sung thực phẩm này vào bữa ăn chính có thể khiến bé không ăn được nhiều cơm hay cháo. Do đó, ba mẹ tốt nhất nên cho bé ăn phô mai khi đói; cách khoảng 2 tiếng trước bữa ăn chính vào buổi sáng hoặc trưa. Riêng với buổi tối, ba mẹ nên chú ý không nên cho bé ăn phô mai. Đặc biệt là trước khi đi ngủ. Bởi nó có thể dẫn tới bé bị đầy hơi, khó tiêu. Ba mẹ cho bé ăn phô mai đúng cách cần lưu ý gì? Thêm phô mai vào thực đơn của bé, các mẹ đừng quên một số lưu ý sau: Với những bé dị ứng với sữa động vật, tốt nhất ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng phô mai. Mặc dù đây là thực phẩm có nhiều giá trị tốt cho sức khoẻ của trẻ; thế nhưng phô mai cũng có nguy cơ gây dị ứng cao bởi thành phần của nó có chứa protein động vật. Ba mẹ nên chọn các loại phô mai được làm từ sữa tiệt trùng. Tránh dùng các loại phô mai chưa tiệt trùng. Nó có thể chứa một số loại vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ của bé. Các loại phô mai đều được làm từ sữa và không có chứa đường lactose. Do đó những gia đình có bé bị dị ứng với đường lactose ba mẹ có thể bổ sung phô mai thay thế. Đối với trẻ mới ăn dặm, ba mẹ nên trộn phô mai vào cháo hoặc bột cho bé. Ba mẹ nên hạn chế cho bé ăn phô mai trực tiếp. Trong quá trình nấu cháo ăn dặm cho bé, ba mẹ có thể thay thế dầu mỡ bằng phô mai. Điều này sẽ phần nào giảm bớt đi các chất béo. Ba mẹ không nên đun trực tiếp phô mai trên bếp mà nên cho lượng nhỏ phô mai vào nồi khi vừa tắt bếp. Điều này sẽ giúp bé ăn phô mai tươi giữ được nhiều dưỡng chất hơn. Khi kết hợp phô mai vào chế độ dinh dưỡng của bé; ba mẹ cần tính toàn và giảm bớt lượng đạm trong thực đơn. Điều này sẽ phòng tránh tình trạng bé bị thừa đạm. Nếu mua nhiều phô mai để dự trữ, ba mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh. Với những miếng phô mai đang ăn dở, tuyệt đối ba mẹ không nên dùng bọc nilon mọc lại. Bởi các chất béo trong phô mai có thể dính vào chất độc trong bọc nilon. Ba mẹ hãy đọc kĩ thành phần dinh dưỡng của phô mai trước khi phổ sung cho bé. Ưu tiên các loại phô mai có nhiều lợi khuẩn để bé có hệ tiêu hoá ổn định hơn. Trên đây là một số lưu ý để cho bé ăn phô mai đúng cách ba mẹ cần ghi nhớ. Cùng với phô mai, chế độ dinh dưỡng của bé cần bổ sung đa dạng nhiều thực phẩm khác nhau. Điều này sẽ đảm bảo bé nhận được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết; thúc đẩy cơ thể tăng trưởng khoẻ mạnh.  Xem thêm: DHA từ thực vật Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé Một số chất quan trọng hàng đầu với bé là canxi, vitamin D3 nhỏ giọt, DHA, sắt, kẽm, i ốt, selen… Nhờ có các dưỡng chất này, bé yêu sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.