Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mách nhỏ làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động ở trẻ nhỏ

Các chuyên gia chia quá trình hình thành kỹ năng vận động ở trẻ làm 2 giai đoạn:

Qua từng giai đoạn phát triển, kỹ năng vận động của trẻ sẽ tăng dần theo các cấp độ khác nhau. Vậy ba mẹ có biết làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động ở trẻ nhỏ? Chia sẻ quá trình hình thành kỹ năng vận động của bé Các chuyên gia chia quá trình hình thành kỹ năng vận động ở trẻ làm 2 giai đoạn: Giai đoạn tiền học đường từ 0 – 6 tuổi Đây là giai đoạn bé có sự phát triển nhanh chóng. Bé sẽ phát triển thể chất thông qua 2 hình thức vận động tinh và vận động thô. Kỹ năng vận động thô hình thành trước kĩ năng vận động tinh. Vận động thô: Là những kỹ năng liên quan tới sự phối hợp các cơ lớn của cơ thể. Ví dụ như lăn, bò, trườn, chạy, nhảy, đi, đứng, lò cò… Vận động thô sẽ giúp bé điều khiển cơ thể. Đồng thời phát triển khả năng giữ thăng bằng, ghi nhớ, phản ứng nhanh nhạy… Kỹ năng này cần được trau dồi. Nếu không bé sẽ bị trì hoãn hoặc chậm phát triển. Vận động tinh: Là kĩ năng sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay… Từ đó giúp bé thực hiện được các động tác khó. Dạng vận động tinh sẽ cần sự bình tĩnh và tập trung; cho phép bé điều chỉnh các cử chỉ như cầm nắm; điều khiển bàn tay và ngón tay. Ở giai đoạn mầm non, bé sẽ bắt chước các hoạt động mẫu để hình thành kỹ năng vận động đầu tiên. Dần dần, các kĩ năng thô sơ sẽ chuyển thành kĩ năng chính xác. Sau cùng, bé sẽ có thể thực hiện và kiểm soát nhuần nhuyễn các hoạt động; áp dụng vào thực tế sinh hoạt hàng ngày. Giai đoạn tuổi đi học 6 – 15 tuổi Trong giai đoạn này, khả năng nhận thức của bé sẽ dần phát triển cùng kĩ năng vận động tinh và thô. Từ đó giúp bé phát triển vận động ở mức độ cao hơn. 6 – 12 tuổi: Bé sẽ có khả năng tư duy logic nhưng vẫn còn hạn chế. Bé có thể thích thử thách bản thân qua các trò chơi đòi hỏi sự cân bằng cao; kỹ năng vận động phức tạp hơn. 12 – 15 tuổi: Bé có tốc độ và hiệu quả suy nghĩ tăng lên; trí nhớ được cải thiện. Đồng thời khả năng điều tiết cảm xúc của bé cũng tốt hơn. Kỹ năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề phát triển hơn. Bé có thể bắt đầu chơi các trò chơi theo nhóm; các môn thể thao có tổ chức… Làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động ở trẻ nhỏ? Ở mỗi độ tuổi các nhau, phương pháp tập luyện cho bé sẽ có sự thay đổi. Ba mẹ cần chú ý đặc điểm của bé trong từng giai đoạn để có giải pháp giúp bé phát triển kĩ năng vận động tối ưu: Giai đoạn 0 – 3 tuổi: Giai đoạn này bé chủ yếu bắt chước người lớn. Việc kiểm soát tay, chân vẫn chưa tốt. Ba mẹ nên tập luyện cho bé các bài tập vận động thô như trườn; bò; đi thăng bằng; các trò chơi tập luyện khả năng ghi nhớ có kết hợp thêm vận động; trò chơi vượt chướng ngại vật…. Giai đoạn 3 – 5 tuổi: Giai đoạn này bé cần được khuyến khích tham gia vào các trò chơi vận động có sự hỗ trợ của người lớn. Ví dụ như chạy, nhảy…. Điều này sẽ hỗ trợ bé phát triển khả năng phản ứng; giữ thăng bằng… hiệu quả. Một số trò chơi được khuyến nghị cho bé là ném bóng; đá bóng; đi xe đạp; đi xe ba bánh… Thời gian hợp lí ba mẹ nên cho bé vận động là khoảng 3 tiếng mỗi ngày. Giai đoạn 6 – 15 tuổi: Giai đoạn này bé có thể vận động ở cường độ cao hơn. Các bài tập cho bé cần có thời lượng và cường độ phù hợp để bé vừa phát triển thể lực; vừa phát triển chiều cao. Lúc này bé cần được tăng cường các bài tập nền tảng để tạo điều kiện cho hệ thống cơ, gân, dây chằng… phát triển. Một số bài tập bé nên tham gia là bóng đá, bơi lội, cầu lông, đạp xe… Trên đây là một số cách phát triển kỹ năng vận động ở trẻ nhỏ ba mẹ cần lưu ý để giúp con phát triển đúng giai đoạn. Bên cạnh với các bài tập; yếu tố quan trọng hàng đầu chi phối tới sự phát triển toàn diện của trẻ là dinh dưỡng. Ngay từ giai đoạn mới chào đời, ba mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng chất thiết cho bé. Điều này sẽ hỗ trợ bé có nền tảng cơ thể khoẻ mạnh; phát triển tối ưu. Xem thêm: DHA từ thực vật Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé Một số dưỡng chất quan trọng không thể thiếu với bé là DHA nhỏ giọt, vitamin D3, canxi, sắt, selen, kẽm, folate… Ba mẹ hãy đáp ứng đầy đủ các chất này để bé phát triển khoẻ mạnh cả về thể chất, vận động lẫn trí não.