Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Đi tiểu không tự chủ sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Sinh con là một trong những sự kiện thay đổi cuộc sống nhất trong cuộc đời của một người phụ nữ. Sau khi em bé chào đời, mẹ thường phải đối mặt với rất nhiều điều như khó có thể có một giấc ngủ đầy đủ, làm thế nào để sữa về hay bao giờ thì quan hệ tình dục trở lại, trong số đó có cả việc đi tiểu khô

Sinh con là một trong những sự kiện thay đổi cuộc sống nhất trong cuộc đời của một người phụ nữ. Sau khi em bé chào đời, mẹ thường phải đối mặt với rất nhiều điều như khó có thể có một giấc ngủ đầy đủ, làm thế nào để sữa về hay bao giờ thì quan hệ tình dục trở lại, trong số đó có cả việc đi tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu) sau sinh. Làm thế nào để ngăn chặn vấn đề này?   Tiểu không tự chủ là gì? Tiểu không tự chủ là khi mẹ bị rò rỉ nước tiểu mà không hề cố ý. Nó thường xảy ra khi mẹ hắt hơi, ho hoặc cười; hoặc đơn giản là họ có thể cảm thấy muốn đi tiểu đột ngột, nhưng khó có thể giữ nó đủ lâu để chạy kịp vào nhà vệ sinh. Khi phụ nữ mang thai, em bé đang phát triển và tử cung mở rộng sẽ gây áp lực lớn lên bàng quang. Điều này dẫn đến rò rỉ nước tiểu thường xuyên trong thai kỳ. Tuy nhiên, một khi em bé được sinh ra, một số mẹ bỉm ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng họ vẫn đang phải vật lộn với tình trạng đi tiểu không tự chủ.   Tại sao mẹ lại đi tiểu không tự chủ sau sinh? Sinh con gây áp lực lớn lên ống âm đạo và cơ sàn chậu. Không chỉ thế, nó cũng có thể gây tổn thương thần kinh xung quanh bàng quang. Ngoài ra, tình trạng sa nội tạng, bí tiểu, tiểu không tự chủ, trĩ đau đớn và rách da, đều là những tổn thương phổ biến mà phụ nữ phải đối mặt sau khi mang thai.   Nguyên nhân gây ra tiểu không tự chủ? Mang thai có thể thay đổi khả năng kiểm soát nước tiểu đối với một phần ba đến một nửa số phụ nữ đã sinh con, vì vậy nếu mẹ đang phải vật lộn với việc rò rỉ nước tiểu thì mẹ chắc chắn không cô đơn. Nguyên nhân việc đi tiể không tự chủ là do bàng quang hoạt động quá mức. Nếu mẹ thấy mình vội vã vào phòng vệ sinh vài lần mỗi giờ mặt dù bàng quang của mẹ gần như trống rỗng, thì đây chính là dấu hiệu của việc đi tiểu không tự chủ. Có một số loại tiểu không tự chủ. Một số trong số đó là tạm thời và một số là kéo dài. Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ tạm thời: - Tiêu thụ một lượng lớn Vitamin C - Tiêu thụ một lượng lớn caffeine, caffein hoặc đồ uống có đường - Dùng một số loại thuốc giãn cơ hoặc thuốc huyết áp   Nguyên nhân gây ra chứng tiểu không tự chủ kéo dài: - Mang thai - Sinh con - Cắt tử cung - Mãn kinh - Rối loạn thần kinh   Tiểu không tự chủ được điều trị như thế nào? Có một vài phương pháp điều trị chứng tiểu không tự chủ, từ các bài tập đơn giản đến phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Cách phổ biến nhất để điều trị chứng tiểu không tự chủ là tập bài tập Kegel. Thử tưởng tượng sàn chậu của mẹ là một cái võng treo vào đáy âm đạo, bàng quang, tử cung và trực tràng. Khi mẹ đi tiểu, các cơ sàn chậu thư giãn để cho nước tiểu chảy. Thắt chặt cơ đóng niệu đạo dưới, và giữ bất kỳ nước tiểu còn lại trong bàng quang. Cân nặng của em bé, kết hợp với tác động của hormone thai kỳ, có thể kéo dài cơ bắp này làm cho nó lỏng lẻo hơn, vì vậy khi thực hiện một bài tập kegel, về cơ bản có thể uốn cong cơ sàn chậu, luyện các cơ này sẽ giúp mẹ việc kiểm soát bàng quang tốt hơn.   Cách tập bài tập Kegel Theo Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa của Anh, tập luyện sàn chậu đã được chứng minh là điều trị tiểu không tự chủ sau sinh ngay sau khi sinh, và lợi ích cũng tiếp tục sau đó một năm! Một số bài tập Kegel Kegel cơ bản: Từ từ siết chặt cơ xung quanh điểm co thắt, theo hướng từ âm đạo ngược lên rốn. Sau đó, giữ yên rồi thả ra thật chậm. Bạn có thể tập động tác này khoảng 200 lần mỗi ngày, chia thành nhiều buổi tập. Mỗi buổi tập 25 - 30 lần. Khi tập cần chú ý động tác thắt vào và thả ra thật chậm. Thời gian giữ và thả ra tăng dần. Lúc đầu giữ 3 giây rồi thả ra trong 3 giây, sau tăng lên 5, 10 giây. Flutter Kegel: Ép và thả lỏng cơ âm đạo thật nhanh. Lúc đầu, mục tiêu cần đạt được là bạn phải có cảm giác theo từng nhịp tập. Nâng dần tốc độ sau một thời gian. Kegel push-out: Tác động vào các cơ ở vùng xương chậu bằng một lực nhẹ theo hướng từ trong ra ngoài. Kết hợp xen kẽ các động tác nhanh chậm. Thang máy Kegel: Hình dung âm đạo như đường ống thang máy và thang máy đang đừng ở cửa âm đạo. Từ từ siết chặt các cơ lại, hít mạnh đưa lên phía rốn, dừng lại ở đỉnh rồi đi xuống. Lúc đầu rất khó tập, có thể sẽ gây cảm giác khó chịu, như buồn tiểu. Nhưng dần dần, bạn sẽ quen và có thể kéo dài tới 10 giây. Hoặc bạn có thể tập “nín và nhả” trong lúc đi tiểu. Thực hành các bài tập Kegel có thể giúp cải thiện kiểm soát bàng quang và giảm rò rỉ nước tiểu một cách đáng kể. Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân và tập thói quen đi vệ sinh theo lịch trình cũng vô cùng cần thiết   - Uống đồ uống như đồ uống có ga, cà phê và trà có thể khiến mẹ cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn. Chuyển sang đồ uống hoặc nước không chứa caffein có thể giúp ngăn ngừa rò rỉ nước tiểu. Hạn chế tiêu thụ chất lỏng sau bữa tối để giảm việc đi tiểu vào ban đêm. Ngoài ra mẹ nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ để tránh bị táo bón, vì táo bón cũng có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu. - Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể gây thêm áp lực lên bàng quang. Giảm cân sau khi sinh em bé có thể giúp giảm bớt một số áp lực. - Tập thói quen đi vệ sinh theo lịch trình: Theo dõi thời gian và lập kế hoạch đi vệ sinh mỗi 2 – 4 giờ/ 1 lần, kể cả khi chưa có nhu cầu buồn tiểu. - Học cách kiểm soát (tự chủ) việc đi tiểu: Khi muốn đi tiểu, bạn có thể học cách thư giãn, hít sâu - thở chậm hoặc làm một hoạt động gì đó để đánh lạc hướng và quên đi nhu cầu buồn tiểu.  Bằng cách khiến bản thân giữ được lâu hơn, mẹ có thể củng cố cơ xương chậu và tăng khả năng kiểm soát bàng quang.   Các lựa chọn điều trị không tự chủ sau sinh khác Nếu me bị rò rỉ nước tiểu nghiêm trọng, các bài tập mặc dù có thể cải thiện nhưng mẹ vẫn cần đến các phương pháp điều trị khác như sử dụng thiết bị cổ tử cung hoặc phẫu thuật. Một pessary là một vòng silicon nhỏ mà mẹ đặt bên trong âm đạo vào buổi sáng, và bỏ ra vào ban đêm. Nó làm tăng áp lực lên các cơ niệu đạo và thêm hỗ trợ cho vùng xương chậu. Một số phụ nữ chỉ sử dụng pessaries trong các hoạt động thể chất như chạy hoặc chơi tennis. Ngoài ra còn có một cuộc phẫu thuật nhỏ với tỷ lệ thành công 90% được gọi là phẫu thuật hỗ trợ hoặc cắt bỏ bàng quang. Mẹ chỉ nên lựa chọn phẫu thuật nếu không có kế hoạch sinh thêm con. Đi tiểu không tự chủ hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu phát hiện và khắc phục từ sớm, chính vì thế khi có dấu hiệu mẹ cần đi gặp bác sĩ cũng thư tiến hành tập luyện để khắc phục và lấy lại sự tự tin trong cuộc sống mẹ nhé!