Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Ưu nhược điểm của các loại cọ bình sữa: Bọt biển, nylon, silicon

Rửa bình sữa chắc chắn cần chuẩn bị miếng cọ bình, thường thì cọ bình sữa thường phân thành 3 loại: Nylon, bọt biển, silicon. Các mẹ thường thích sử dụng miếng cọ có chất liệu silicon. Ngoài việc lưu ý chất liệu là gì, các mẹ cũng cần chú ý việc sử dụng cọ làm sao để không làm hỏng bình sữa.

Rửa bình sữa chắc chắn cần chuẩn bị miếng cọ bình, thường thì cọ bình sữa thường chia thành 3 loại: Nylon, bọt biển, silicon. Các mẹ thường thích sử dụng miếng cọ có chất liệu silicon. Ngoài việc lưu ý chất liệu là gì, các mẹ cũng cần chú ý việc sử dụng cọ làm sao để không làm hỏng bình sữa, có thể xoay được 360 độ để cọ sạch mọi ngóc ngách trong bình. Tốt nhất là cần phải có khả năng chịu nhiệt tốt. Tóm lại thì chọn mua loại cọ bình sữa nào, sử dụng và bảo quản ra sao các mẹ đọc nội dung chi tiết dưới đây nha!   Ba loại cọ bình sữa chính: Bọt biển, nhựa và Silicon 1. Cây cọ bình sữa bọt biển rất mềm và mịn, không làm xước bình khi cọ rửa. Tuy nhiên, miếng bọt biển có kích thước hơi lớn thường khó để cho vào trong miệng bình sữa, phần bọt biển cũng thường xuyên cần thay mới. 2. Cây cọ có sợi bằng nhựa có khả năng làm sạch tốt, dễ làm sạch cặn đọng trong bình. Tuy nhiên không nên dùng lực quá mạnh khi cọ rửa tránh làm xước bình. Ngoài ra các sợi nhựa với mật độ dày đặc nếu không làm sạch kĩ rất dễ đọng lại chất bẩn và phát sinh nấm mốc. 3. Lông của cây cọ làm bằng silicone thường có khả năng chịu nhiệt độ cao, dễ phơi khô và có khả năng xoay 360 độ. ★So sánh khả năng chịu nhiệt: Cây cọ silicone Sợi cọ: Cấp thực phẩm silicon có khả năng chịu nhiệt cao 120 ± 10 ̊C Tay cầm : Polypropylene (P.P) cao cấp khả năng chịu nhiệt 90 ± 10 ̊C Cây cọ nhựa Sợi cọ: Sợi cọ bằng nylon cao cấp có khả năng chịu nhiệt 100 ± 10 ̊C Giá đỡ : Sắt có khả năng chịu nhiệt 100 ± 10 ̊C Tay cầm: Polypropylene (P.P) cao cấp có khả năng chịu nhiệt 90 ± 10 ̊C   Làm sạch bình sữa cực kì quan trọng Bình sữa được sử dụng hàng ngày cho các em bé bú, vì thế không được cẩu thả trong khâu làm sạch. Làm sạch bình sữa có ba bước rất quan trọng là cọ rửa sạch, tiệt trùng và phơi khô, các bố các mẹ nhớ kĩ nhé! Bình sữa có cần tiệt trùng sau mỗi lần rửa không? Bình sữa tốt nhất là mỗi ngày tiệt trùng một lần, do sức đề kháng của các bé còn yếu, rất dễ bị nhiễm khuẩn. Chính vì thế nếu không tiệt trùng bình sữa cẩn thận có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn dẫn tới ói mửa và tiêu chảy. Có một cách để tiết trùng bình sữa: ▼Thuốc tiệt trùng: Mua thuốc tiệt trùng bình sữa tại hiệu thuốc và làm theo hướng dẫn. ▼Tiệt trùng bằng nước sôi ▼Tiệt trùng bằng hơi nước ▼Tiệt trùng bằng tia hồng ngoại Sau khi rửa sạch và tiệt trùng bình sữa, hãy nhớ phơi khô hoặc sấy khô để không phát sinh vi khuẩn do độ ẩm. Nhớ là bất kể loại cọ bình sữa nào sau khi sử dụng cũng cần phơi khô và cất vào nơi thoáng mát sạch sẽ. Tóm lại, các bố các mẹ nhớ kĩ 3 bước làm sạch bình sữa nhé: rửa sạch thân bình, núm vú và vòng xoáy, tiệt trùng, phơi hoặc sấy khô. Cuối cùng là cất bình sữa vào hộp kín tránh tiếp xúc với không khí và vi khuẩn, các bố các mẹ nhớ kĩ nha!