Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chia sẻ cho ba mẹ biết trẻ vàng da khi nào hết

Vàng da là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy ba mẹ có biết trẻ vàng da khi nào hết, diễn tiến như thế nào? Hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây! Cùng tìm hiểu về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinhVàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh lí phổ biến hiện nay. Nó xuất phát từ việc nồng độ bilirubin tron

Vàng da là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy ba mẹ có biết trẻ vàng da khi nào hết, diễn tiến như thế nào? Hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây!  Cùng tìm hiểu về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh Vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh lí phổ biến hiện nay. Nó xuất phát từ việc nồng độ bilirubin trong máu của trẻ tăng cao. Điều này dẫn tới hiện tượng bé bị vàng da. Nếu càng nhiều bilirubin dư thừa, da của trẻ sẽ càng vàng. Đây là một vấn đề phổ biến ở những trẻ sinh non hiện nay. Với những em bé mới sinh, tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và mất đi. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin. Chất này sẽ được chuyển hoá tạo thành bilirubin. Từ đây, bilirubin sẽ được chuyển hoá tại gan của bé và đào thải ra ngoài theo phân và nước tiểu. Tuy nhiên, vì gan của bé sơ sinh còn khá yếu. Việc đào thải bilirubin không hiệu quả sẽ làm gia tăng bilirubin trong máu. Từ đó gây ra tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Trẻ vàng da khi nào hết? Diễn tiến như thế nào? Biểu hiện đầu tiên của tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh là có sắc tố vàng ở da và mắt trẻ. Màu vàng có thể bắt đầu trongh 2 – 4 ngày sau sinh. Trong vòng 3 – 7 ngày sau sinh, mức độ bilirubin trong cơ thể bé có thể đạt đỉnh. Với trường hợp vàng da sinh lý, lượng bilirubin trong cơ thể bé sẽ tự hết khi gan của trẻ bắt đầu phát triển hoàn thiện. Từ đó đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Trong hầu hết trường hợp, vàng da sẽ biến mất trong 2 – 3 tuần sau sinh. Ngoài ra, bé vẫn có thể phải đối mặt với nguy cơ vàng da bệnh lí. Đây là những trường hợp vàng da kéo dài hơn 3 tuâng. Hoặc những bé có mức bilirubin gián tiếp trong máu quá cao vượt ngưỡng sinh lí. Các bé bị vàng da bệnh lí có nồng độ bilirubin ở mức cao có thể xuất hiện các nguy cơ bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não khác. Chính vì thế, các chuyên gia luôn khuyến cáo các trẻ sơ sinh nên được kiểm tra dấu hiệu vàng da (ít nhất 8 – 12 giờ) trước khi xuất viện và vài ngày sau khi xuất viện. Chăm sóc bé sơ sinh bị vàng da như thế nào? Bên cạnh với những sự tư vấn và điều trị y khoa từ bác sĩ; ba mẹ cần chú ý thực hiện những điều dưới đây để chăm sóc bé bị vàng da tối ưu: Đảm bảo bé luôn được cung cấp đủ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, phụ huynh nên cho bé bú thường xuyên. Điều này sẽ giúp da của bé sáng hơn. Bé được bú mẹ không cần dùng thêm sữa công thức hay nước lọc thay thế. Nếu mẹ không thể cho con bú; hãy thay thế bằng loại sữa công thức phù hợp. Tốt nhất ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra loại sữa tối ưu, phù hợp nhất với bé. Mẹ hãy chú ý giữ ấm cho bé hàng ngày. Đồng thời chú ý trong việc chăm sóc rốn; vệ sinh thân thể cho bé. Chú ý bổ sung thêm vitamin D3 cho bé vàng da. Các chuyên gia cho biết, cơ thể bé bị vàng da thường có nồng độ D3 trong máu thấp hơn. Nguyên nhân là bởi gan của bé tập trung để chuyển hoá bilirubin gây đình trệ việc chuyển hoá D3. Từ đó khiến cơ thể bé thiếu hụt dưỡng chất cần thiết. Chưa kể tới, lượng D3 có trong sữa mẹ khá thấp, chỉ 50IU/ lít. Trong khi đó bé sơ sinh cần tới 400IU D3/ ngày. Chính vì thế, ba mẹ cần có giải pháp bổ sung D3 cho bé từ bên ngoài. Xem thêm: VitaDHA Baby Drops Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm bổ sung vitamin D3 cho bé rất đa dạng. Ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm vitamin D3 nhỏ giọt cho bé sơ sinh. Đây là dạng tiện lợi với cách bổ sung đa dạng. Bé vừa hấp thụ tối ưu dưỡng chất. Ba mẹ cũng dễ dàng kiểm soát liều lượng cho bé hơn.