Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Vài điều về chuyện ăn dặm của bé Hạ

Hôm nay, mình vừa đọc được một câu nói thế này " The secret would seem to be not in what babies are offered, but in how it's offered" ( Bí mật của những đứa trẻ thông minh khỏe mạnh không phải nằm ở những gì chúng ăn, mà là cách chúng ăn như thế nào), bỗng nghĩ đến chuyện ăn dặm của bé Hạ. Thế nên,

Hôm nay, mình vừa đọc được một câu nói thế này "The secret would seem to be not in what babies are offered, but in how it's offered" (Bí mật của những đứa trẻ thông minh khỏe mạnh không phải nằm ở những gì chúng ăn, mà là cách chúng ăn như thế nào), bỗng nghĩ đến chuyện ăn dặm của bé Hạ. Thế nên, tranh thủ lúc con ngủ trưa viết một chút về chuyện này. Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình thông minh từ nhỏ. Có cái gì ngon cũng để giành phần con từ khi còn ẵm ngửa đến khi con trưởng thành. Chúng ta chẳng tiếc tiền khi mua cho con sữa ngoại, cá hồi, tôm hùm... và ti tỉ thứ khác, miễn sao con ăn vào để thông minh, chóng lớn. Cả nhà sung sướng khi thấy con ăn hết bát bột, rồi lại thở dài nguầy nguậy khi con lắc đầu chẳng chịu ăn.   Con trẻ từ lúc sinh ra, não bộ chỉ phát triển nhờ những thông tin mà các giác quan cung cấp. Chúng ta chỉ tập trung vào những việc như cho bé nghe nhạc giao hưởng, rồi chơi đồ chơi kích thích trí tuệ... mà quên mất rằng việc ăn cũng giúp con phát triển trí não. Tất cả những gì con cầm được con đều đưa lên miệng nếm thử, dù đó là đồ chơi hay bất cứ thứ gì. Thay vì để cho con nhận biết xem thứ đồ đó là gì, cứng hay mềm, nóng hay lạnh, chúng ta lại vội vàng chạy tới giật món đồ đó ra khỏi miệng con, rồi gào lên bẩn lắm. Chỉ vì mong con nhanh chóng tăng cân, vì sợ không đủ chất nên mỗi lần nấu cháo cho con liền nấu nào thịt nào cá rồi đủ các loại rau. Xong đem xay hết lên chẳng biết trong đó có gì. Bản thân mình rất sợ kiểu ăn như thế, nên mình không nấu cho con ăn một mớ như vậy. Nhiều người cứ tự mình thay mặt con nói rằng "chắc là nó thích" "nhìn ngon thế này cơ mà".. nhưng bản thân lại chưa chắc đã ăn được bát cháo như thế, lại bảo "nó còn nhỏ biết cái gì. Mình người lớn nó khác". Điều đó hoàn toàn sai. Bé từ lúc sinh ra đã có nhận thức. Chỉ cần để ý con một chút các mẹ sẽ thấy con biểu hiện thích hay không thích, đói hay không đói, đủ hay chưa đủ, ngán hay không ngán. Những thông tin này vốn rất rõ ràng và dứt khoát, chỉ là ông bà bố mẹ cố tình lờ đi, lại tiếp tục ép bé ăn, để tăng cân, để như mình mong muốn.    Từ khi cho bé Hạ ăn dặm đến giờ cũng ngót nghét 3 tháng, mình không ép con ăn khi con không thích. Bởi con cũng giống như mình, ăn không thích thì sao có thể thấy ngon? Bà ngoại của bé Hạ và những người xung quanh (ex bà hàng xóm) đều cho rằng ăn cháo là tốt nhất cho con, rằng cháo nhiều chất dinh dưỡng, cháo giúp con tăng cân, vân vân và mây mây... rằng mỗi ngày một loại cháo con sẽ không ngán. Nhưng có ai thử ăn mỗi ngày một loại xem có ngán hay không chưa? Ngày mình sinh, mỗi ngày mình đều "phải" ăn 3 bát ô tô cháo, cho nên chỉ cần nghe thấy cháo thôi là mình thấy sợ rồi. Chuyện đổi món cho con ăn dặm nào phải như thế. Con cần biết được đâu là ra ngót, đâu là mùng tơi? thế nào là hương vị thịt bò? thịt lợn luộc khác thịt lợn hầm như thế nào?? Đôi khi mình cũng nấu chung cho bé. Nhưng nấu chung không có nghĩa là tùy tiện kết hợp. Trộn chung phải là những thức ăn hợp vị nhau, khiến chúng trở nên ngon hơn: ví như rau ngót nấu thịt băm, mướp nấu cua... chứ không thể đem bí đỏ nấu chung với đỗ đen mướp đắng được.   Rồi chuyện nêm gia vị cho bé cũng khiến mình chiến tranh với thế giới. "Khoa học khoa hiếc gì không nêm cho con", "Khoa với chả học, vẽ chuyện. Ngày xưa vẫn nêm thế tụi mày cũng lớn đấy thôi", "nhạt nhẽo như thế thì ai thèm ăn kia chứ"... Mỗi ngày, ngày nào cũng thế... Chẳng ai quan tâm, chẳng ai nghe mình nói. Rằng ăn muối không tốt cho con, rằng điều đó sẽ làm cho thận con hoạt động quá sức. Thỉnh thoảng mọi người cứ len lén cho bé Hạ ăn đồ ăn có nêm, vì sợ con thiếu muối. Có một thời gian mình rất stress vì chuyện này.  Thời gian đầu khi cho bé Hạ ăn dặm, mình tập cho con ăn blw. Ôi. Lúc ấy cả thế giới quay lưng lại. Nào là ăn gì mà ăn như thế. Làm mẹ gì mà chẳng biết nuôi con. Cho con ăn như thế mà cũng bày đặt khoa học với chả. Nhưng mình bỏ ngoài tai hết. Chỉ cần con vui vẻ, ngon miệng là được. Từ đầu, bà nội, bà ngoại và tất cả mọi người đều dành sự quan tâm sâu sắc đến cân nặng của con, để xem cháu.mình có phát triển vượt trội hay không? Có hơn con nhà hàng xóm hay không? Nào là con nhà A nó mập lắm, mỗi bữa ăn cả bát cháo. Nào là còn nhà B nó mới abc tháng mà đã xyz kg rồi... Thế nên khi mình cho bé Hạ ăn blw thì... Ôi!!! Lúc ấy cả thế giới quay lưng lại. Nào là ăn gì mà ăn như thế. Làm mẹ gì mà chẳng biết nuôi con. Cho con ăn như thế mà cũng bày đặt khoa học với chả. Nhưng mình bỏ ngoài tai hết. Chỉ cần con vui vẻ, ngon miệng là được. Đến bây giờ con đã có thể ăn mọi thứ, nhai cơm như người lớn, tự bốc nhón đồ ăn. Chỉ cần như thế liền thấy công sức của mình được đền đáp.    Thêm vào đó, rất nhiều người cho rằng qua 6 tháng đầu thì sữa mẹ chẳng khác gì nước lã. " Gớm. Ti gì mà lắm thế. Có chất gì nữa đâu mà cứ cho con ti hoài." "Sữa mẹ giờ thì khác gì nước lã." Các nhà sản xuất cũng rất thành công khi khiến cho hầu hết các bậc phụ huynh, phụ lão nghĩ rằng sữa công thức mới là tốt nhất, sữa mẹ là thứ bỏ. Mỗi ngày mình đều được tuyên truyền về việc sữa mẹ chẳng có xíu dinh dưỡng nào, chỉ có ăn mới nhiều chất. Thật sự phát hờn luôn. Muốn khóc ra tiếng Miên luôn đó. Chẳng ở đâu chứng minh rằng "ăn dặm là chính, ti mẹ là phụ" cả. Ăn dặm, ngay từ cái tên đã thể hiện rằng đó không phải là việc nhồi nhét thức ăn, dưỡng chất cho con. Mục đích của nó chỉ là để con tập ăn, những bữa ăn là khóa học đầu tiên của con về thế giới và làm quen vận động: tập bốc, tập nhai, tập cảm nhận hương vị và màu sắc... Dù con chẳng có cái bụng tròn tròn, cặp đùi ngấn mỡ hay đôi má phúng phính, chỉ cần con hạnh phúc, mạnh khỏe là đủ..