Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Khi nào thì cho bé dùng ti giả? Khi nào thì nhất định phải cai ti giả cho con?

Nhiều bố mẹ cho con ngậm núm vú giả (còn gọi là ti giả) để thỏa mãn nhu cầu bú và làm dịu chúng. Tuy nhiên bố mẹ không nên ép nếu mẹ không muốn ngậm ti giả cũng như không cần phải đặt ti giả lại vào miệng bé nếu bé nhè ra kể cả lúc thức hay lúc ngủ.

Nhiều bố mẹ cho con ngậm núm vú giả (còn gọi là ti giả) để thỏa mãn nhu cầu bú và làm dịu chúng. Tuy nhiên bố mẹ không nên ép nếu bé không muốn ngậm ti giả cũng như không cần phải đặt ti giả lại vào miệng bé nếu bé nhè ra kể cả lúc thức hay lúc ngủ. Mặc dù một số nhà nghiên cứu đã đưa ra quan ngại về tác động của núm vú giả đối với sự phát triển cảm xúc của trẻ sơ sinh, tuy nhiên Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho phép sử dụng núm vú giả trong một số điều kiện nhất định, điều quan trọng là bố mẹ chú ý thời gian cho bé sử dụng và thời gian cần cai ti giả để tránh các ảnh hưởng không tốt của ti giả đối với sự phát triển của bé!     Thời điểm nào thích hợp cho bé ngậm ti giả? Các chuyên gia học viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyên các bố mẹ rằng chỉ nên cho con ngậm ti giả khoảng 4 đến 6 tuần sau khi sinh để đảm bảo rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được thiết lập vững chắc. Ngoài ra nên cho con ngậm ti giả và giờ ngủ trưa hoặc ngủ tối để tránh các tác động xấu của ti giả với bé. Nếu bé từ chối hoặc nhè ra thì bố mẹ cũng đừng ép bé nhé!   Rủi ro của việc ngậm ti giả? Sử dụng ti giả kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai tái phát, suy giảm khả năng nói (đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên) và sai lệch răng và hàm vĩnh viễn (ở trẻ 4 tuổi trở lên). Cho bé ngậm ti giả liên tục có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển các kỹ năng giao tiếp, ức chế khả năng bắt chước biểu cảm khuôn mặt của người khác và, ảnh hưởng tiêu cực đến việc học giao tiếp từ sớm của bé. Chính vì thế bé chỉ nên ngậm ti giả vào lúc đi ngủ, vì đây không phải là lúc bé học giao tiếp và nhận thức không qua quan sát và bắt chước nét mặt.   Khi nào nên cho bé dừng ngậm ti giả? Các chuyên gia khuyến nghị bố mẹ nên cho con dừng ti giả khi lên 1 tuổi. Một số bác sĩ cũng khuyên bố mẹ không cho con ngậm khi bé đã biết đi để giảm nguy cơ bé bị ngã khi di chuyển. Khi cho bé cai ti giả, bố mẹ nên chú ý: - Cho bé sử dụng với tần suất hợp lý và giảm dần: áp dụng các quy tắc đơn giản với bé ví dụ như “ti giả chỉ để ở nhà” hoặc “ti giả chỉ dành cho lúc đi ngủ” rồi dần dần dừng hẳn việc cho bé dùng ti giả. Khi cai ti giả cho bé, bố mẹ cũng cần chú ý làm cho bé cảm thấy thoải mái và quên đi thói quen ngậm ti giả bằng cách hát ru, lắc lư, vuốt ve, massage cho bé chìm vào giấc ngủ. - Quan sát phản ứng của con: Mặc dù không ai muốn quá trình cai ti giả kéo dài mất thời gian tuy nhiên bố mẹ không vì thế mà thúc giục hay ép bé phải từ bỏ ngay, nhiều khi em bé phải mất một khoảng thời gian để chấp nhận quá trình thay đổi. Bố mẹ cũng có thể dùng cách thông báo trước 3 ngày việc bé sẽ phải tạm biệt bạn ti giả, lặp lại vào ngày thứ 2 nhiều lần để bé có sự chuẩn bị tinh thần cho việc này.   - Hướng sự chú ý của bé vào những hoạt động khác: dành nhiều thời gian để chơi với con hơn, bố mẹ cũng có thể cho con đồ chơi để thay thế. - Không bỏ cuộc: có thể bé sẽ khóc, quấy nhiễu khi không được dùng ti giả quen thuộc nữa, nhưng nếu bố mẹ vì vậy mà để con tiếp tục ngậm ti giả thì sẽ càng khó để cai hơn. Giúp con vượt qua quãng thời gian khó khăn đó bằng cách an ủi bé và làm bé phân tâm với các hoạt động khác bố mẹ nhé!