Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 21 tuần tuổi】Con yêu đã nặng 3 lạng rưỡi rồi mẹ nè!

Thai nhi 21 tuần tuổi đã nặng khoảng 350g với chiều dài như một củ cà rốt với các đường nét trên khuôn mặt như môi, mắt, lông mày đã trở nên rõ ràng hơn. Lúc này mẹ cũng cần để ý vì những vết rạn da khi mang thai bắt đầu xuất hiện rồi đấy!

Thai nhi 21 tuần tuổi đã nặng khoảng 350g với chiều dài như một củ cà rốt với các đường nét trên khuôn mặt như môi, mắt, lông mày đã trở nên rõ ràng hơn. Lúc này mẹ cũng cần để ý vì những vết rạn da khi mang thai bắt đầu xuất hiện rồi đấy!     Tuần này, mẹ có gì khác? Về mặt thể chất: Khi mang thai đến tuần 21 tức là mẹ đã bước vào tháng thứ sáu của thai kỳ. Lúc này mẹ có thể đã bị ợ nóng và khó tiêu, mặc dù những dấu hiện này có thể đã xuất hiện từ sớm hơn trong ba tháng đầu, nhưng khi tử cung lớn lên, nó có thể bắt đầu đẩy lên dạ dày của mẹ và khiến mẹ bị ợ nóng thường xuyên hơn. Trong khoảng thời gian này, hormone thai kỳ của bạn cũng có thể gây ra các cơn bốc hỏa, và việc tăng cân có thể gây ra một số cơn đau nhức trong những tuần tới. Ngoài ra mẹ có thể sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như: 1. Đau lưng: đặc biệt là ở lưng dưới, đây là điều khá phổ biến khi mang thai. Khi mẹ mang thai 21 tuần, bụng liên tục phát triển làm dịch chuyển trọng tâm và kéo phần lưng dưới của mẹ về phía trước. Trong khi đó, hormone relaxin đang nới lỏng mọi khớp và dây chằng trong cơ thể mẹ, điều này sẽ cho phép xương chậu của mẹ mở rộng khi đến lúc sinh nở. 2. Ợ nóng: Vào tuần này, sẽ rất bình thường khi mẹ bị ợ nóng. Thêm vào đó, tử cung đẩy vào dạ dày của mẹ, hormone thai kỳ làm thư giãn van giữa thực quản và dạ dày khiến một số axit dạ dày rò rỉ vào thực quản. 3. Cảm thấy nóng nực: Hormone thai kỳ và sự trao đổi chất tăng lên có thể khiến mẹ cảm thấy nóng và đổ mồ hôi. Lúc này mẹ cố gắng mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi và uống nhiều nước. Bật quạt hoặc bật điều hòa, và cố gắng giữ tâm trạng thoải mái nhất có thể. 4. Rạn da. Khi bụng của mẹ phát triển trong thời kỳ mang thai, bạn có thể nhận thấy một số đường màu nâu đỏ, hồng hoặc tím trên da. Vết rạn hình thành khi da bụng căng ra trong một khoảng thời gian ngắn và có thể xuất hiện dọc theo bụng, hông, đùi, mông và ngự. Mẹ cũng có thể bắt đầu cảm thấy ngứa trên da, lúc này mẹ nên bôi em dưỡng ẩm và tránh gãi làm tổn thương da nhé! 5. Chuột rút: Nếu mẹ cảm thấy bị chuột rút ở chân, đừng lo lắng; đây là một hiện tượng phổ biến trong tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ có thể nhận thấy rằng chuột rút có xu hướng bị nhiều hơn vào ban đêm. Lúc này, mẹ cố gắng kéo căng cơ bắp chân trước khi ngủ, uống nhiều nước hoặc tắm nước ấm hoặc vòi hoa sen để giúp giảm bớt sự khó chịu hoặc ngăn ngừa chuột rút.   Về mặt cảm xúc: Những thay đổi cảm xúc của mẹ trong tuần này Vào tuần thứ 21, bạn đã chính thức đi được một nửa thời gian mang thai và có lẽ tất cả bắt đầu cảm thấy mọi thứ trở lên thật hơn. Chắc hẳn mẹ sẽ thấy háo hức và hồi hộp vì cảm giác gắn kết với bé ngày càng rõ nét. Mẹ cũng có thể thấy hạnh phúc khi cảm nhận được bé máy trong bụng mẹ. Tuy nhiên, đây có thể lại là thời gian lo lắng đối với một số bà bầu. Một số cơn đau sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, ngoài ra việc kiểm tra sàng lọc bào thai vài tuần trước đó đôi khi có thể phát hiện ra những điều đáng lo hoặc những khả năng xấu mà chưa thể xác định rõ ràng 100%. Mẹ cố gắng giữ cho tâm trạng thật tốt và nói chuyện với bác sĩ nếu gặp phải bất cứ vấn đề gì nhé! Em bé phát triển ra sao? Khả năng lắng nghe Tuần này em bé của mẹ lúc này nặng khoảng 350g và dài bằng một củ cà rốt hoặc một quả chuối. Mặc dù đôi tai bé của bé mới được hình thành thôi, nhưng bé bắt đầu có thể nghe được xung quanh rồi đấy. Bé có thể nhận ra âm thanh từ bên ngoài, bao gồm giọng nói của mẹ và của mọi người xung quanh. Vì thế mẹ nên chăm chỉ thai giáo, nói chuyện và hát cho bé nghe nhiều hơn cũng như khuyến khích bố và các thành viên trong gia đình làm như vậy nhé! Nhịp tim nhanh hơn Nhịp tim của bé bây giờ đủ lớn để nghe qua ống nghe đơn giản, nhưng nhịp có thể khó phân biệt với nhịp của bạn. Nhịp tim lúc này của bé có thể là 120 đến 160 nhịp mỗi phút, nhanh gấp đôi nhịp của bạn. Bé có chu kì ngủ Em bé của bạn đã bắt đầu ngủ và thức dậy theo chu kỳ Hình thành ngón tay và ngón chân Khoảng 21 tuần, các ngón tay và ngón chân nhỏ bé của bé đã hoàn toàn hình thành, hoàn chỉnh với ít dấu vân tay và dấu chân. Bé thậm chí có thể bắt đầu mút ngón tay cái của mình rồi đấy!   Mẹ nên làm gì? Ở tuần này, có một số điều mẹ bầu cần đặc biệt chú ý: 1.Hỗ trợ lưng: Để giúp giảm đau lưng, mẹ cần chú ý các tư thế. Bất cứ khi nào ngồi có thể nâng chân lên một chút. Nếu bạn cần đứng trong một thời gian dài, đặt một chân lên một chiếc ghế nhỏ để giảm áp lực cho lưng dưới. Tắm nước ấm để giảm các cơn đau lưng. 2. Tăng cường bổ sung vitamin B: Các vitamin B, bao gồm B1, B2 và B6, là những chất dinh dưỡng quan trọng vì chúng cung cấp năng lượng cho sự phát triển của bé. Chúng cũng tăng thị lực và giúp xây dựng nhau thai, cùng với các mô cơ thể khác. Nếu bạn đang dùng thực phẩm bổ sung trước khi sinh đã có đủ vitamin B thì mẹ vẫn có thể bổ sung các nguồn thực phẩm như gan, thịt lợn, thịt gia cầm, chuối và đậu. 3. Bổ sung Choline: Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với phụ nữ mang thai, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành phát triển của não và cơ cấu tủy sống, chức năng bộ nhớ của trẻ. Mặc dù cơ thể của mẹ có thể sản xuất choline một cách tự nhiên, nhưng khi mang thai, mẹ vẫn cần bổ sung chất này. Cách dễ dàng để bổ sung là có một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều thịt gà, thịt bò, trứng, sữa và đậu phộng. 4. Chú ý giữ thăng bằng: Khi tử cung của mẹ trở nên to hơn, mẹ có thể nhận thấy trọng tâm của mình thay đổi và có thể cảm thấy hơi mất thăng bằng. Hãy chăm sóc bản thân bằng cách đi giày đế bằng, cẩn thận khi đi cầu thang và tránh các bề mặt trơn trượt để giảm nguy cơ té ngã mẹ nha! Tuần thai thứ 22 sẽ tiếp tục cho mẹ những gợi ý mới, mẹ hãy đón xem nha!