Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Quá nhiều nước ối hay đa ối khi mang thai, mẹ bầu cần phải làm gì?

Quá nhiều nước ối (Hydramnios) hay chứng đa ối (polyhydramnios) là hiện tượng có quá nhiều dịch ối bao quanh em bé quanh cổ tử cung. Hiện tượng này thường chỉ chiếm 1, 2% trong số tất cả các ca mang thai.

Quá nhiều nước ối (pydramnios) hay chứng đa ối (polyhydramnios) là hiện tượng có quá nhiều dịch ối bao quanh em bé quanh cổ tử cung. Hiện tượng này thường chỉ chiếm 1, 2% trong số tất cả các ca mang thai. Nước ối là một dung dịch vô trùng bao quanh và hỗ trợ cho thai nhi trong tử cung khi mang thai. Chất lỏng này xuất phát từ thận của em bé, đó là nước tiểu của thai nhi và được hấp thụ khi thai nhi nuốt vào trong. Sau đó, nó sẽ giảm dần. Nếu thai nhi tiết quá nhiều nước tiểu hoặc uống vào quá ít sẽ dẫn đến hiện tượng quá nhiều nước ối. Trong trường hợp nước ối ở mức cao có thể dẫn tới một số vấn đề với thai nhi, chẳng hạn như khiếm khuyết hệ thống thần kinh trung ương, tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc vấn đề nhiễm sắc thể. Trên thực tế, chứng đa ối xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai có khả năng trở lại bình thường mà không cần điều trị.   Làm sao để biết được mẹ bầu có bị quá nhiều nước ối/đa ối? Trong đa số các trường hợp, chứng đa ối không có nguyên nhân rõ ràng, nếu mẹ bị đa ối nhẹ thì thường cũng sẽ không có triệu chứng cụ thể. Nhưng hãy cho bác sĩ biết nếu mẹ cảm thấy khó thở, đau bụng và sưng hoặc cảm thấy đầy hơi, đó có thể là dấu hiệu của chứng đa ối. Khi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ sử dụng thước dây hoặc phương pháp tương tự để đánh giá "chiều cao cơ bản" của mẹ bầu khi mang thai chính là khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ kiểm tra sự phát triển của em bé bằng cách đơn giản là cảm nhận tử cung qua bụng hoặc tiến hành siêu âm. Nếu bác sĩ nghi ngờ mẹ có quá nhiều nước ối, sẽ tiến hành siêu âm để do lượng nước ối bao quanh em bé.   Điều trị chứng đa ối Không có phương pháp điều trị cụ thể ngoài việc theo dõi chặt chẽ người mẹ. Nếu mẹ bầu thấy khó thở hoặc khó đi lại, bác sĩ sẽ đề nghị bạn nhập viện để theo dõi vì chứng đa ối có thể dẫn tới sinh non. Bác sĩ có thể tiến hành chọc ối để lấy bớt chất lỏng dư thừa và làm giảm bớt sự khó chịu của mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ có thể phải làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra tình hình thai nhi và thực hiện chọc ối để kiểm tra các vấn đề về nhiễm sắc thể liên quan đến đa ối, trong nhiều trường hợp có thể không tìm được lý do vì sao mẹ có hiện tượng này.   Làm thế nào để ngăn chặn chứng đa ối? Rất buồn là mẹ bầu không thể có cách nào để ngăn chặn hiện tượng này.   Mẹ bầu bị chứng đa ối thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Trên thực tế nếu mẹ bầu bị chứng đa ối trong thời kì tam cá nguyện thứ hai, rất có thể em bé vẫn ổn và hiện tượng này sẽ tự động biến mất. Tuy nhiên mẹ vấn cần gặp bác sĩ để tiến hành kiểm tra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác với thai nhi.   Chứng đa ối có ảnh hưởng gì đến khả năng chuyển dạ không? Quá trình sinh nở của thai phụ sẽ diễn ra bình thường, Một bào thai có nhiều chất lỏng xung quanh vẫn có thể lật và di chuyển sang phải để chuyển dạ, nhưng chứng đa ối có nhiều khả năng dẫn tới sinh sớm hoặc sinh ngôi mông (thai nhi quay chân hoặc mông xuống dưới). Một số trường hợp bác sĩ sẽ tiến hành giúp mẹ sinh mổ. Ngoài ra có 1 tỉ lệ phần trăm rất nhỏ là túi ối của mẹ bị vỡ sẽ dẫn tới hiện tượng đứt nhau thai, nhau thai tách ra khỏi từ cung một cách đột ngột, lúc này bạn cần phải nhanh chóng tới bệnh viện để xử lý kịp thời.