Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Không tiêm phòng uốn ván khi mang thai có sao không? Mổ lấy thai có nên bóc mỡ bụng luôn?

Tiêm phòng uốn ván được cần thực hiện với tất cả sản phụ để bảo mẹ và bé trong cả thai kỳ. Vậy nhỡ chẳng may có quên không tiêm phòng thì có làm sao? Như đã nói việc lây nhiễm vi khuẩn uốn ván thường trong quá trình làm rốn với dụng cụ cắt rốn nhiễm khuẩn.

“Oan gia trái chủ”, “thỉnh vong”...là từ khoá hot nhất trên Google tuần vừa qua. Có bệnh phải đến bệnh viện chứ gặp Cô Yến, Thầy Minh hết được chắc chẳng cần đến bác sỹ.  Thôi thì đầu tuần tiếp tục giải đáp những thắc mắc kẻo “tâm” lại bất an...   1. KHÔNG TIÊM PHÒNG UỐN VÁN KHI MANG THAI LIỆU CÓ SAO KHÔNG? - Uốn ván là vi khuẩn gây độc tố mạnh và trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ cao nếu bị nhiễm đặc biệt khi cắt rốn.  Tiêm phòng uốn ván được cần thực hiện với tất cả sản phụ để bảo mẹ và bé trong cả thai kỳ. Vậy nhỡ chẳng may có quên không tiêm phòng thì có làm sao? Như đã nói việc lây nhiễm vi khuẩn uốn ván thường trong quá trình làm rốn với dụng cụ cắt rốn nhiễm khuẩn.  Cơ sở khác thì tôi ko rõ nhưng PSHN thì các mẹ có thể yên tâm nếu nhỡ có quên vì dụng cụ ở đây được đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối, rất nhiều năm nay không có tình trạng nhiễm khuẩn rốn do uốn ván xảy ra.   2. KHÁNG SINH VÀ THAI  Kháng sinh có nhiều nhóm, nhóm thường dùng cho phụ nữ có thai là Beta-Lactam và Macrolid. - Việc dùng kháng sinh phải do chỉ định của bác sỹ; Nếu nếu có tự uống kháng sinh 2 nhóm trên thì bạn có thể yên tâm. - Còn nếu dùng kháng sinh nhóm khác thì câu trả lời là CÓ ẢNH HƯỞNG, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng tuỳ vào: liều, nhóm và tuổi thai.  Nhiều trường hợp “nhỡ” dùng kháng sinh nhóm khác vẫn được bs khuyên giữ thai và bé sinh ra khoẻ mạnh bình thường.   3. DÙNG THUỐC TRÁNH THAI VÀ PHÁT HIỆN CÓ THAI Nhiều người đã rất bối rối khi ở trong hoàn cảnh này với câu hỏi “liệu thai có làm sao không?” - Thuốc tránh thai có nhiều loại (loại khẩn cấp hay hằng ngày) nhưng bản chất đều là progesterol hay estrogen hoặc phối hợp cả hai. - Hai nội tiết này không ảnh hưởng đến thai hay liên quan gì đến dị tật của thai; Việc thiếu thông tin và “đe doạ” từ nhiều nơi khiến bạn hoang mang rồi đi làm các xét nghiệm không cần thiết dẫn tới vừa mất công, vừa tốn tiền.   4. DOẠ SẢY THAI CÓ PHẢI NẰM TREO CHÂN BẤT ĐỘNG? Doạ sảy là tình trạng thai dưới 22 tuần đang có nguy cơ bị tống ra khỏi buồng tử cung với triệu chứng chính là ra máu âm đạo. - Nhiều nơi nhiều chỗ “khuyên” phải nằm bất động thậm chí “treo chân”...liệu có đúng? - Trả lời luôn là KHÔNG ĐÚNG. Việc nằm “treo chân” như thịt trâu gác bếp không những mệt mỏi mà còn làm máu đọng không thoát ra được ngoài —> tăng phản ứng viêm —> đẩy nhanh quá trình sảy thai.  Chốt lại là khi bị doạ sảy vẫn đi lại nhẹ nhàng để máu đọng nhanh ra hết nhớ. Ai không nghe tui thì lên nhờ Cô Yến nghen. ???? 4.MỔ LẤY THAI BÁC SĨ BÓC MỠ BỤNG LUÔN CHO EM NHÉ? Lời đề nghị này bs gặp khá nhiều, vậy liệu có nên bóc mỡ khi mổ lấy thai? - Xin thưa là KHÔNG NÊN vì những lý do sau: + Mổ đẻ thường kéo đai 20-30 phút, nếu bóc mỡ bụng thì thêm 30-60 phút nữa; trong thời gian dài như vậy sp sẽ đối mặt thêm nguy cơ nhiễm trùng, thuyên tắc mạch, chảy máu + Nếu có trót bóc mỡ thì sau đó lượng mỡ này sẽ tái lập rất nhanh, việc bóc mỡ trở nên không ý nghĩa. - Đẻ xong cho con bú đều đặn lượng mỡ thường dần hết thôi, nếu không hết thì có thể liên hệ bs để thẩm mỹ lại chứ đừng đi “thỉnh” lung tung nghen. Hanoi 25/3/2019.Một ngày bận rộn, lưng đau chân mỏi chắc kiếp trước ăn thịt mèo nên giờ vong mèo theo. À nhưng mà làm bác sỹ chắc là kiếp trước cướp giết hiếp nhiều...????