Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Liệu trí tuệ có bị ảnh hưởng khi trẻ bị chậm nói không

Trẻ chậm nói là một trong những nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Vậy thực hư trí tuệ có bị ảnh hưởng khi trẻ bị chậm nói không? Ba mẹ hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây! Liệu trí tuệ có bị ảnh hưởng khi trẻ bị chậm nói không?Tình trạng trẻ bị chậm nói được xem là khá phổ biến hiện nay. Trung bìn

Trẻ chậm nói là một trong những nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Vậy thực hư trí tuệ có bị ảnh hưởng khi trẻ bị chậm nói không? Ba mẹ hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây!  Liệu trí tuệ có bị ảnh hưởng khi trẻ bị chậm nói không? Tình trạng trẻ bị chậm nói được xem là khá phổ biến hiện nay. Trung bình cứ khoảng 10 trẻ thì sẽ có tình trạng bé bị chậm nói. Một số ba mẹ khi thấy con bị chậm nói liền lo lắng không biết liệu nó có ảnh hưởng tới trí tuệ; bé có kém thông minh hay không? Trên thực tế, ba mẹ không cần quá lo lắng. Những ảnh hưởng khi trẻ bị chậm nói sẽ không quá nghiêm trọng nếu nó được phát hiện sớm và xử lí kịp thời. Trên thực tế, khả năng phát triển ngôn ngứ của mỗi bé sẽ có sự khác nhau. Việc biết nói sớm hay muộn không hề ảnh hưởng tới sự thông minh của trẻ. Trẻ chậm nói không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Vì thế ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu bé xuất hiện một số biểu hiện dưới đây, ba mẹ hãy đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị: Trẻ không có phản ứng hay hành động đáp lại cụ thể nào khi được gọi tên. Bé đã được 18 tháng tuổi mà chỉ giao tiếp bằng cử chỉ và không thích nói chuyện Bé thường xuyên gặp khó khăn trong việc lặp lại từ ngữ khi cha mẹ nói. Bé đã 2 tuổi nhưng không thể tự nói ra một câu hay 1 cụm từ. Thay vào đó, bé sẽ chỉ bắt chước được hành động hoặc lời nói của ba mẹ. Trẻ không thể nghe theo các chỉ dẫn đơn giản từ người lớn. Giọng nói của bé có sự bất thường. Những biện pháp hỗ trợ trẻ chậm nói ba mẹ nên biết Như vậy có thể thấy rằng, trí tuệ của bé sẽ không bị quá nhiều ảnh hưởng khi trẻ bị chậm nói. Tuy nhiên không phải vì điều này mà ba mẹ chủ quan, lơ là. Bạn hãy chú ý thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ chậm nói. Tránh để tình trạng bé chậm nói quá lâu gây ảnh hưởng xấu tới tiến trình phát triển! Giao tiếp với bé ở vị trí ngang tầm mắt Trong quá trình giao tiếp, ba mẹ hãy chú ý để bé có điểm nhìn ngang tầm mắt với mình. điều này sẽ giúp gây sự chú ý của trẻ, tăng tương tác mắt; đặc biệt tạo chiều sâu trong quá trình giao tiếp. Từ đó sẽ giúp tạo ra những phản ứng tích cực với bé trong giao tiếp. Khi nói chuyện với bé, ba mẹ hãy nói chậm, rõ ràng, gọi tên và yêu cầu bé nhìn bằng mắt. Sử dụng đồ chơi dạy bé chậm nói Ba mẹ có thể sử dụng đồ chơi để làm công cụ dạy cho bé chậm biết nói. Điều này sẽ giúp ba mẹ vừa chơi vui cùng bé; đồng thời vừa chỉ vào hình các đồ vật và đọc tên chúng lên. Bé sẽ dễ dàng kết nối được với ngôn ngữ; ghi nhớ hình dáng của sự vật cũng như tên gọi của nó. Đây chính là cách cải thiện bé chậm nói đơn giản và hiệu quả nhất cho bạn! Bổ sung đầy đủ DHA cho não bộ  Để bé phát triển ngôn ngữ hiệu quả, ba mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ DHA cho bé. Đây là một acid béo không no thuộc nhóm omega-3 mà cơ thể bé không thể tự tổng hợp. DHA sẽ làm tăng độ nhạy của các neuron thần kinh, góp phần thúc đẩy hình thành chất xám. Từ đó bé sẽ phát triển tối đa cả về mặt ngôn ngữ lẫn trí thông minh. Bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với các sản phẩm chính hãng, chuyên biệt Giải pháp được nhiều ba mẹ áp dụng hiện nay là thông qua các sản phẩm từ bên ngoài. Trên thị trường hiện nay, ba mẹ có rất nhiều sự lựa chọn về sản phẩm DHA cho bé. Hãy ưu tiên bổ sung DHA từ vi tảo dạng nhỏ giọt. Nó sẽ đảm bảo độ an toàn, tinh khiết và giúp bé dễ sử dụng tối ưu. Để bé tự xử lí thông tin Khi ba mẹ đưa ra 1 yêu cầu, hãy để bé có thời gian để xử lí các thông tin nhận được. Tránh việc hối thúc hay gượng ép bé. Trong trường hợp trẻ không thực hiện được, ba mẹ hãy làm mẫu giúp bé. Cứ lặp lại nhiều lần để bé có sự ghi nhớ, tăng độ nhanh nhạy và xử lí thông tin.