Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ dưới 1 tuổi có thực sự cần gia vị?

Có nhiều mami băn khoăn có nênhay không việc thêm gia vị vào thức ăn cho bé dưới 1 tuổi, nhạt thế làm sao mà ngon để bé thích ăn được. Mẹ Ngọc Amy có một vài chia sẻ về vấn đề này mong rằng sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của các mami nhé!

Có nhiều mami băn khoăn có nên hay không việc thêm gia vị vào thức ăn cho bé dưới 1 tuổi, nhạt thế làm sao mà ngon để bé thích ăn được. Mẹ Ngọc Amy có một vài chia sẻ về vấn đề này mong rằng sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của các mami nhé!     Cơ thể con người không tự sản xuất được muối và cần muối để hoạt động. Nhưng đối với những bé bú mẹ hay sữa công thức, trong sữa đã được bổ sung lượng muối mà bé cần và hoàn toàn đủ cho các hoạt động cơ thể của bé. Người lớn đã quen với vị mặn nhưng vị giác của trẻ như tờ giấy trắng, hơn nữa nếu có vị mặn con không thể cảm nhận được vị ngon tự nhiên của thực phẩm và yêu thích từng loại mùi vị thực phẩm khác nhau. Thức ăn không có muối không có nghĩa chúng không có hương vị, mami hoàn toàn có thể sử dụng các gia vị tự nhiên như: tỏi, gừng, quế, bạc hà…để tạo nên món ăn thơm ngon, hấp dẫn cho bé. Hầu hết các thực phẩm tự nhiên đều chứa đường, do đó con đã được nạp vào cơ thể lượng đường nhất định và loại đường này là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, khác với đường kính chúng ta ăn, loại đường này không chứa bất cứ vitamin hay khoáng chất nào, chỉ chứa toàn năng lượng rỗng và nó cũng cản trở cơ thể bé hấp thu những chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt…     Những ảnh hưởng của đường và muối lên cơ thể bé Dưới 1 tuổi thận của bé vẫn chưa hoàn thiện, thận đóng vai trò như bộ lọc máu trong cơ thể bé, thận là bộ phận chuyển hóa 95% lượng muối khi ăn vào, nếu không kịp đào thải, thận sẽ phải làm việc quá tải và có nguy cơ rất lớn không thể lọc hết được lượng muối bé nạp vào, từ đó muối đọng lại trong máu, tích tụ nhiều lâu dần sẽ gây tổn hại lên cơ thể và não bộ. Bé dưới 12 tháng tuổi chỉ cần ít hơn 1g muối mỗi ngày, hàm lượng muối trong thực phẩm tự nhiên và sữa mẹ đã cung cấp đủ cho bé vì vậy mami hoàn toàn không cần nêm một chút muối nào vào thức ăn của bé, sau 1 tuổi có thể nêm 1 ít nhưg cố cho bé ăn nhạt càng lâu càng tốt.   Tác hại khi cho con ăn nhiều thực phẩm có chứa đường - Gây sâu răng: đường tạo môi trường ưa thích của nhiều loại vi khuẩn sâu răng, răng sữa của trẻ có lớp men rất mỏng, cấu trúc răng yếu dễ làm quá trình sâu răng diễn ra nhanh hơn. - Gây béo phì: vì nạp vào lượng calo nhiều hơn lượng calo bé cần đốt cháy cho hoạt động hàng ngày. - Gây thiếu chất, lười ăn: bé dễ bị no bởi năng lượng rỗng do đó bé không muốn ăn và cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng khác. - Tăng nguy cơ bị tiểu đường và tim mạch: một chế độ ăn giàu đường có thể là nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường.     PGS.TS Lê Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng từng khẳng định: "ở trẻ mới ăn dặm, bé hoàn toàn chưa biết phân biệt mặn nhạt là gì. Khẩu vị của bé hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị của người lớn. Các bà mẹ thường có thói quen nếm thức ăn cho trẻ và cứ nghĩ rằng trẻ em cũng giống mình, phải vừa miệng thì trẻ ăn mới ngon." Thế nên mẹ không phải lo lắng quá nhiều về việc con không chịu ăn vì "quá nhạt" nữa nhé! Nguồn: Mẹ Ngoc Amy