Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Áp dụng thành công Combo tự ti bình, tự ngủ, tự chơi và bỏ ti đêm từ 6 - 7 tháng cho 2 bé sinh đôi nhà mẹ Như Quỳnh

Chuyện ăn ngủ của con luôn làm các bậc cha mẹ đau đầu, thấu hiểu tâm trạng chung nên mẹ Như Quỳnh đã chia sẻ vấn đề này khi đã luyện thành công combo tự ăn (ti bình), tự ngủ và tự chơi (có giám sát của mẹ) và bỏ ti đêm từ 6 - 7 tháng, thực ra nó đơn giản và cái gì nó cũng logic, có quy trình thì trẻ

Chuyện ăn ngủ của con luôn làm các bậc cha mẹ đau đầu, thấu hiểu tâm trạng chung nên mẹ Như Quỳnh đã chia sẻ vấn đề này khi đã luyện thành công combo tự ăn (ti bình), tự ngủ và tự chơi (có giám sát của mẹ) và bỏ ti đêm từ 6 - 7 tháng, thực ra nó đơn giản và cái gì nó cũng logic, có quy trình thì trẻ cực kì dễ chịu và chúng ta cũng đỡ cực.      Mẹ sinh đôi, bé trai theo nếp Easy từ 4 tháng nên bé khá vào nếp và tự ngủ bỏ ti đêm (tất nhiên mẹ cũng phải luyện) từ 5 tháng rưỡi, bé gái ti mẹ nên hơi khó khăn hơn, bé hoàn thiện nề nếp từ lúc 6 tháng rưỡi hơn. Bé nhà mẹ theo BLW hoàn toàn nên từ nếp ăn nếp ngủ cũng dễ dàng để kết hợp, cụ thể tình hình áp dụng combo ở trên cho các mẹ như sau nhé: Bước 1: Luyện nếp sinh hoạt theo phương pháp Easy (theo Nuôi con không phải là cuộc chiến) Tuỳ mỗi bé sẽ áp dụng Easy nào, bé nhà mẹ đang 7 tháng 10 ngày theo E234, lý do tại sao thì rõ rành rành là bé sẽ biết được mình phải làm gì trong 1 ngày rồi thì tất nhiên chuyện đi ngủ cũng vậy, bé quen giờ sinh hoạt thì sẽ chấp nhận dễ dàng hơn các bé ngủ không đúng giờ, việc luyện ngủ sẽ tích cực hơn phần nào. Bước 2: Hoàn thiện bước 1 chúng ta mới tiếp tục, để bé tự chơi trong ngày nhiều hơn số lần mẹ chơi cùng con (chơi cùng con khi kể chuyện, học bài) Ngoài ra con đòi thì chỉ lơ đi và trả lời con mỗi khi con có nhu cầu thấy mẹ và tiếp tục công việc của mình. Kinh nghiệm mẹ rút ra là do để bé quấn em nhiều nên khi đi ngủ bé muốn được mẹ ru hơn là tự nằm ngủ, mẹ giãn cho bé bằng cách luyện bé tự chơi nhiều, chơi đủ số tiếng. Bonus thêm mục này là hoạt động thể chất nhiều cũng giúp bé ngủ sâu hơn (không phải quá mệt mới ngủ mẹ nhé).   Bước 3: Tự ngủ sẽ do bố đảm nhiệm Lúc này cần các ông bố hơn bao giờ hết, trước giờ ngủ mẹ chỉ thủ thỉ, dặn dò dịu dàng “con phải ngủ thật ngoan mới khoẻ khoắn đáng yêu... (cái này trẻ con hiểu hết cảm xúc của người lớn, cha mẹ nên nói chuyện nhiều với bé cũng giúp ích việc ngủ), sau đó là mẹ “bái bai” từ 7h tối cho đến 6h sáng hôm sau.   Bước 4: Cai ti đêm, thật sự cai ti đêm hỗ trợ rất nhiều cho việc tự ngủ Trẻ em hoạt động theo 1 quy trình lặp lại, nên chúng sẽ đúng giờ vô cùng để dậy, ti đêm (ti để dễ ngủ, ti cho có, ti để đúng quy trình, ... ). Kinh nghiệm học hỏi từ các mẹ khác như giãn cử cho bé vào ban đêm, tức là giãn thời gian giờ bú của bé đến khi bé quên hẳn (dỗ ngủ lại mệt mỏi nhưng cố gắng, trộm vía tỉ lần bé không khó lắm chuyện này), cho bú ban ngày đủ nhất có thể, luyện ti giả hoặc thủ thỉ, lơ đi úp chăn lại để con gào khóc là phương pháp cuối cùng, dù gì ban đêm cũng dễ ngủ nên nó khóc hồi là tự ngủ thôi, dần bé cũng tự hiểu, mẹ đã thử và thành công.   Bước 5: Luyện ti bình Bé gái nhà mẹ bỏ ti bình từ 2 tháng tuổi, không thể tập lại cho tới khi 6 tháng (cái này đành chấp nhận không tập để bé ti mẹ kích sữa, vi mẹ có 2 bé) không cần cả ngày bé ti bình, chỉ cần 2 cử cuối ti bình là được, mẹ chả có bí quyết gì, bé cứ bú mẹ xong không bú nữa mẹ lại lấy bình của thằng anh nó cho nó ti, không ti cũng cứ cho ti, cho bé cảm nhận lại bình, sau đó cách duy nhất là... thật đói. Việc bé ti bình có lợi là bé sẽ tự ăn cho no, cha mẹ luôn theo dõi được lượng ăn và cho bé ăn đủ no để ngủ sâu, dễ ngủ vì không bám hơi (điều này các bé ti mẹ khó làm hơn). Tìm nguyên nhân và bắt đầu chuỗi ngày luyện ngủ, các mẹ phải tìm ra nguyên nhân bé không ngủ được, riêng trường hợp của mẹ thì chính mẹ là nguyên nhân đây ạ. Từ đó đưa ra phương pháp phù hợp , Ví dụ như bé quá bám mẹ không thể ngủ nếu thiếu hơi, hay bé ti mẹ nên không biết lượng bú bao nhiêu mẹ sẽ bị nhầm là bé đói khi bé khóc và đút ti vào mồm ngay, con không đói mà chỉ nóng tự nhiên nhét ti vào mồm mất cả ngủ -> khóc -> luẩn quẩn mẹ con, ti bình đủ thì cứ tự tin để con xoay xở có giám sát. Mấy ngày đầu ba phụ trách cũng khá khó khăn, mẹ áp dụng nhiều phương pháp, con mẹ thuộc phương pháp để bé khóc nhưng có kiểm tra cạnh bên, nhưng có lúc phải tinh thần thép để CIO, dài nhất 1h:)), những ngày sau giảm 40’, 20’ và mất hẳn, tuỳ mỗi bé mà cha mẹ lựa phương pháp (mẹ mất 1 tuần cho bước này). Bước 6: Cuối cùng, bé phải tự chuyển giấc được Khi bé tự chuyển giấc thì chuyện tự ngủ là đã hoàn toàn thành công. Kinh nghiệm của mẹ là để bé xoay xở trong vòng 5p,10p và 20p là tối đa trừ việc chúng ta để phòng quá nóng, quá lạnh, quên vợt muỗi, quên thay tã (cái này trong khâu quy trình trước giờ ngủ), nếu bé không thể tự ngủ, thì vào xem bé thế nào, chấp nhận bế ru lại luôn, cử sau tập tiếp, mẹ không khắt khe lắm như sách dạy, mỗi chúng ta đều có quyền lựa chọn dạy con ra sao, sách vở phải kết hợp với bản năng làm mẹ thì mới thành công.   Một vài điều kiện lý tưởng để việc luyện thành công - Cho bé ăn no, đủ sữa cho cả ngày - Bé không bị kích thích thần kinh quá nhiều ban ngày - Bé không bệnh, bé đủ kg - Tiếng ồn trắng - Phòng tối ban đêm và le lói ánh sáng ban ngày (cái này để phân biệt ngày đêm) - Phòng không muỗi, không nóng không lạnh - Được ợ hơi sau ăn, nên ngủ sau ăn tầm 30p - Thủ thỉ theo phương pháp của Shichida, niềm tin nơi con....     Lợi ích đạt được: Bé chơi hào hứng và học được nhiều kỹ năng vì ngủ đủ, bé bú ngày cực tốt, bé tự lập và ngoan hơn khi không có mẹ, mẹ có thêm thời gian làm đồ ăn, đồ chơi cho bé, chăm sóc mình và chăm sóc bố. Khá gian nan các mẹ nhỉ, nghe phức tạp nhưng chúng cực kì liên quan nên các mẹ thử nếu các phương pháp khác không được, mẹ cũng đã từng cực “xì trét”, vợ chồng cãi nhau vì con khóc, ăn cơm không ngon vì phải vô bồng con lên ru, sức khoẻ giảm sút (Mẹ Quỳnh sinh đôi nên cực hơn các mẹ sinh một đấy ạ), vân vân, nên chúng ta phải kiên trì tìm ra nguyên nhân để giải quyết vấn đề. Bài hơi dài, và có tính tham khảo thôi ạ vì đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân của mẹ! Chúc mọi người thành công để con ngoan mẹ khoẻ!   Nguồn: Mẹ Như Quỳnh    Bài liên quan: Bí kíp luyện ngủ thành công - Cảnh báo những sai lầm phổ biến khi luyện ngủ cho bé! Series cẩm nang nuôi con theo từng độ tuổi - Phần 1: Khái quát về các giai đoạn cho con bú và ăn dặm Bé quen bú bình rồi có thể quay lại với ti mẹ không? Làm thế nào để giảm bớt bú bình và bé chấp nhận ti mẹ?