Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Kể chuyện khám thai và đi đẻ ở Úc - Sunshine Hospital của mẹ Phuong Thanh July

Mẹ Phuong Thanh July từ Việt Nam qua gần cuối tháng tư năm nay, lúc đó bầu 28 tuần. mẹ thuê nhà ở Sunshine North nên được GP giới thiệu vào Sunshine hospital. Bên Úc, trước khi vào bệnh viện phải đi khám bác sĩ tư ở ngoài, bất kỳ bác sĩ tại bất kỳ clinic nào, sau đó bác sĩ sẽ giới thiệu mẹ vào bệnh

Mẹ Phuong Thanh July từ Việt Nam qua gần cuối tháng tư năm nay, lúc đó bầu 28 tuần. mẹ thuê nhà ở Sunshine North nên được GP giới thiệu vào Sunshine hospital. Bên Úc, trước khi vào bệnh viện phải đi khám bác sĩ tư ở ngoài, bất kỳ bác sĩ tại bất kỳ clinic nào, sau đó bác sĩ sẽ giới thiệu mẹ vào bệnh viện gần nơi mẹ ở. Bệnh viện sẽ tự liên lạc và lên lịch hẹn với mẹ bằng cách gửi thư về địa chỉ của mẹ. Mẹ đọc review về bệnh viện này thấy chê nhiều hơn khen, nhưng nghĩ tùy duyên, vì mẹ đâu làm gì hơn được. Ở trên đã an bài vậy rồi (Mẹ không có bảo hiểm, chỉ có medicare, chồng mẹ chọn ở Sunshine North vì có người quen ở gần đó và có người cho thuê nhà giá cũng được, không phải qua agent vì chồng mẹ chưa đi làm, ảnh làm business ở nhà).     Mẹ đi khám thai ở Sunshine hospital khá đều, khoảng 2 tuần 1 lần, bác sĩ và midwife đều rất nice. Midwife mỗi lần khám đều đo tim thai, xác định vị trí và ngôi thai, đo huyết áp. Bác sĩ khám thì lên kế hoạch sinh, chỉ định xét nghiệm hay siêu âm phù hợp. Tất cả đều lưu hệ thống, bệnh nhân không giữ kết quả xét nghiệm hay siêu âm. Siêu âm rất hạn chế, cần mới làm. Mẹ tuần 40 vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ. Midwife đặt hẹn giục sinh. mẹ vô viện lúc 4h chiều, đặt bóng âm đạo lúc 6h tối. Phòng ốc sạch sẽ, một mẹ một phòng, có cơm ăn. Sau đó 11h, mẹ được chuyển phòng, qua phòng đôi, chẳng nhớ khu nào, nằm đợi. Y tá, midwife thăm khám thường xuyên. Đến lúc có cơn gò đều, 5 phút một cơn, bác sĩ quyết định tháo bóng, chuyển mẹ xuống phòng sinh. Phòng sinh một mẹ một phòng, có 1 midwife túc trực trong phòng theo dõi tim thai, cơn gò và truyền thuốc giục sinh. Đến khi cơn gò nhiều, midwife cho sử dụng khí gas để giảm đau mà chẳng thấy giảm, chỉ thấy đau. Rồi bác sĩ vào bấm ối. 10 phút sau, midwife check cửa mẹ rồi bấm nút cấp cứu (Mẹ bị sa dây rốn). Nguyên ê kíp tràn vào, một người leo lên giường giữ dây rốn nhét vào trong cửa mình, trấn tĩnh mẹ, bảo là mẹ phải mổ cấp cứu vì sa dây rốn. Tất cả rất nhanh và khẩn trương. Trong phòng mổ mọi người đông, lẹ làng. Mẹ bị gây mê, đến khi tỉnh, midwife và y tá đến trấn tĩnh, bảo em bé khỏe, dặn dò mẹ đau thì bấm nút thuốc giảm đau.     Rồi mẹ được đẩy về phòng, gặp con, cho da tiếp da, cho em bé bú mẹ liền (sau mổ 1 tiếng). Phòng 2 người, cơm ngày 3 bữa, có đồ ăn cho người nhà (bánh mì, sữa, nước trái cây. . . ). Midwife thăm khám thường xuyên, hướng dẫn cho em bé bú, check up mẹ và bé thường. Ghi chú tình hình em bé. Bác sĩ lên giải thích về nguyên nhân mổ cấp cứu, dặn dò tránh thai, kế hoạch cho lần sinh sau (nếu muốn). Bác sĩ rất sợ mẹ bị đau, vì chăm con mệt rồi, không thể bị đau nữa, nên thuốc giảm đau luôn available cho mẹ. Chỉ cần mẹ kêu đau, nhưng thuốc được phát với sự kiểm tra chéo và giám sát chặt chẽ ở bệnh viện. Thuốc không tác dụng phụ, không ảnh hưởng sữa mẹ. Mỗi em bé sinh ra đều có một cuốn sổ theo dõi đầy đủ mỗi ngày, và những năm về sau của đứa bé. Em bé được cân đo sau 3 ngày sau sinh, đảm bảo mức sụt cân không được quá 20% cân nặng lúc sinh ra. Bệnh viện khuyến khích cho con bú sữa mẹ. mẹ ít sữa, đến ngày thứ 3, em bé ăn nhiều, sữa không đủ, nên phải xin bệnh viện cho bé uống sữa công thức. Bệnh viện nói mẹ phải chuẩn bị sữa công thức riêng, bệnh viện không đưa. Chồng chạy về mang sữa lên, trong lúc đó bé đói quá, bé khóc, mẹ khóc, midwife quyết định lấy sữa bệnh viện cho bé bú. Bình sữa và núm vú bệnh viện xài 1 lần rồi bỏ. mẹ có thể sử dụng mây hút sữa medela của bệnh viện để hút. Dụng cụ bình trữ sữa xài một lần. Em bé được đo độ vàng da bằng máy, đo thính lực, làm sàng lọc sau sinh nếu cần và có nguy cơ. Đặc biệt, em bé không tắm sau khi sinh, chỉ lau khô thôi. Trước khi về nhà midwife hướng dẫn ba mẹ cách tắm cho bé. Bình thường sinh mổ, 3 ngày có thể xuất viện, nhưng nếu mẹ muốn ở lại bệnh viện thì nói midwife, họ sẽ cho mẹ ở thêm nếu mẹ muốn và cảm thấy lo lắng cho em bé và mẹ. Toàn bộ chi phí khám và sinh nở đều miễn phí vì mẹ có PR.     Sau khi về nhà, midwife bệnh viện thăm khám 2 lần, đảm bảo mẹ và bé khỏe, tâm lý của mẹ tốt. Nếu tâm lý mẹ bất ổn sẽ được quan tâm hỗ trợ. midwife của council, khu vực mẹ ở sẽ thăm khám, cho mẹ biết thông tin phòng khám, những hỗ trợ cần thiết cho mẹ và bé trong khu vực, số điện thoại của các bên chuyên trách. Lên lịch hẹn cho mẹ và bé, thậm chí cả ba. Tóm lại là đi sinh ở Úc, bệnh viện công thôi mà như thiên đường. Úc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mẹ và bé như bảo vệ cục vàng. Hỗ trợ hết mức có thể!   Nguồn: Phuong Thanh July