Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ có bị đau tê, sưng bàn tay khi mang thai? Hội chứng ống cổ tay ở mẹ bầu và cách điều trị!

Nếu mẹ bị ngứa ran, tê và đau tay khi mang thai, có khả năng là do hội chứng ống cổ tay (thuật ngữ tiếng anh carpal tunnel syndrome - CTS) gây ra.

Nếu mẹ bị ngứa ran, tê và đau tay khi mang thai, có khả năng là do hội chứng ống cổ tay (thuật ngữ tiếng anh carpal tunnel syndrome -  CTS) gây ra.   Hội chứng ống cổ tay CTS CTS là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ. Nó xảy ra khi có sự tích tụ chất lỏng (phù) trong các mô ở cổ tay của mẹ. Chỗ sưng này sẽ chèn vào một dây thần kinh được gọi là dây thần kinh giữa, chạy xuống bàn tay và ngón tay của bạn, gây ngứa và tê. Lúc này, mẹ cũng có thể cảm thấy khả năng bám của bàn tay yếu hơn cũng như khó di chuyển ngón tay hơn. CTS thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc tam cá nguyệt thứ ba. Nếu bạn bị CTS trong lần đầu mang thai, mẹ có khả năng sẽ bị lại trong lần mang thai tiếp theo. CTS cũng có thể tiếp tục, hoặc phát triển, trong những ngày sau khi sinh em bé. CTS sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ bàn tay nhưng tác động nhiều nhất đến ngón cái và ngón giữa ở bàn tay thuận, mẹ cũng có thể cảm thấy đặc biệt đau khi thức dậy vào buổi sáng, bởi vì bàn tay của mẹ bị gập vào suốt đêm ngủ.   Nguyên nhân dẫn tới hội chứng ống cổ tay CTS Mẹ sẽ có nguy cơ bị CTS nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh này hoặc mẹ có bất kỳ vấn đề nào với lưng, cổ hoặc vai. Dây thần kinh giữa vượt qua đỉnh lồng ngực rồi chạy xuống cánh tay vì thế, nếu như trước đây mẹ bị thương ở vùng này, chẳng hạn như gãy xương đòn hoặc chấn thương cổ sẽ làm tăng khả năng bị CTS. Ngoài ra nếu mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ, cũng sẽ có nhiều khả năng bị CTS. Điều này có thể xảy ra nếu: - Mẹ đang mang thai nhiều hơn một em bé - Mẹ bị thừa cân trước khi mang thai - Ngực của mẹ lớn hơn rất nhiều khi mang thai Khi mẹ mang thai và tăng cân, lúc này các bộ phận trên sẽ đặt thêm căng thẳng trên vai, xương sườn và cánh tay của mẹ bầu. Trên thực tế, CTS sẽ khiến mẹ bị đau và khó chịu nhưng nó thường không phải là một tình trạng nghiêm trọng. Thường thì hội chứng này sẽ giảm bớt trong vòng ba tháng sau khi sinh em bé vì lúc này, lượng hormone và chất lỏng cơ thể của mẹ sẽ trở lại bình thường nên mẹ cũng không cần phải quá lo lắng nhé!   Cách ngăn ngừa hội chứng cổ tay - CTS Mẹ nên cố gắng ăn một chế độ ăn uống cân bằng duy trì cân nặng hợp lý và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Cắt giảm muối, đường và chất béo, uống nhiều nước và ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả mỗi ngày. Ăn thực phẩm giàu vitamin B6 có thể giúp thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh. Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 như: - Hạt hướng dương và vừng - Rau xanh đậm, chẳng hạn như bông cải xanh - Tỏi - Hạt phỉ - Thịt nạc - Quả bơ - Cá hồi Mẹ cũng nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để chắc chắn về lượng vitamin B hợp lý cần bổ sung trong quá trình mang thai. Ngoài ra mẹ nên chọn áo ngực hỗ trợ cho bà bầu, để giúp giảm trọng lượng ra khỏi ồng lực và xương ức, giảm áp lực lên dây thần kinh giữa dẫn tới hội chứng ống cổ tay.   Làm thế nào khi giảm đau khi bị CTS - Sử dụng nẹp tay: Mẹ cũng có thể sử dụng nẹp tay vào ban đêm khi ngủ để cánh tay không bị gập lại trong lúc ngủ, thanh nẹp giữ cho cổ tay bạn ở tư thế thẳng và sẽ nới rộng không gian cho ống cổ tay. Bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể trong vòng 8 tuần kể từ khi đeo thanh nẹp. mẹ cũng có thể buộc cánh tay lên thành giường để giữ tay thẳng khi ngủ - Chườm lạnh: Mẹ có thể ngâm tay vào nước lạnh hoặc dùng túi chườm lạnh chường lên vùng cổ tay. - Đắp lá bắp cải lên cổ tay để giảm sưng: Lá nên được lau sạch nhưng không được rửa, và có thể được làm lạnh trong tủ lạnh, nhưng không được để trong tủ đá. Quấn chặt lá bắp cải quanh cổ tay, để cho đến khi lá bị ướt, sau đó lặp lại với lá tươi cho đến khi cơn đau giảm. - Tập thể dục vùng cổ tay: Dùng tay phía bên kia nắm lấy phần cổ tay và xoa bóp nó với chuyển động tròn. Điều này có thể làm giảm tắc nghẽn và khuyến khích sự di chuyển của chất lỏng. Mẹ cũng có thể tập nhẹ nhàng duỗi tay và cánh tay. Cố gắng không thực hiện mạnh khiến mẹ cảm thấy đau đớn, vì một số vết rạn có thể làm cho cơn đau CTS tồi tệ hơn.   Các biện pháp giảm đau bổ sung   1. Châm cứu và bấm huyệt Châm cứu có thể giúp giảm đau do hội chứng ống cổ tay. Một nghiên cứu cho thấy nó làm giảm đau nhiều hơn là nẹp tay vào ban đêm. Mẹ có thể tìm đến chuyên gia để bấm huyệt hoặc hoặc bạn có thể thử bấm huyệt cho mình. Huyệt cần bấm là huyệt Pericardium như hình vẽ. Để tìm được huyệt này mẹ chỉ cần đo ba ngón tay từ điểm nối giữa bàn tay và cổ tay của bạn, đây thường là vị trí đeo đồng hồ đeo tay của mọi người. Sau khi xác định được ví trí, nhấn mạnh vào huyệt trong 10s, lặp đi lặp lại 3 lần mỗi bên. Nếu cả hai tay của mẹ đều bị đau, mẹ không thể nhấn đủ mạnh vào huyệt thì có thể nhờ người thân giúp đỡ nhé!   2. Sử dụng tinh dầu Các loại tinh dầu như cây bách và chanh có thể được sử dụng dưới dạng gạc để giảm sưng. Mẹ chỉ cần nhỏ hai giọt mỗi loại tinh dầu vào nước ấm hoặc nước mát và ngâm một miếng vải trong đó, rồi quấn miếng vải ướt quanh cổ tay để giảm bớt cơn đau. Mẹ lưu ý không sử dụng tinh dầu đỗ tùng (juniper berry oil) trong quá trình mang thai để tránh bị kích thích co bóp tử cung nhé!    3. Trà hoa cúc Uống trà hoa cúc có thể giúp giảm viêm. Tuy nhiên, mẹ đừng uống nhiều hơn một cốc vào buổi tối. Mặc dù hoa cúc được biết là giúp ngủ ngon hơn, nhưng uống quá nhiều có thể có tác dụng ngược lại và khiến mẹ bị mất ngủ.   4. Nắn xương Nắn xương khớp, nhằm mục đích sắp xếp lại các cơ, xương, khớp và dây chằng, có thể giúp giảm đau cổ và vai. Các phương pháp điều trị có thể làm giảm áp lực ở cổ tay, bàn tay và ngón tay của mẹ. Tuy nhiên với phương pháp này mẹ nên cân nhắc tìm người có chuyên môn tốt trong lĩnh vực này chứ đừng tự ý hoặc tùy tiện nắn xương nhé!   5. Bấm huyệt bàn chân Bấm huyệt trên bàn chân cùng phía với bàn tay bị ảnh hưởng bởi hội chứng ống cổ tay có thể giúp mẹ bớt đau nhức. Để tìm được huyệt này mẹ xác định điểm cách một đường thẳng đứng đi từ gốc ngón chân thứ tư xuống bàn chân khoảng 2cm như hình. Nhấn vào huyệt này bằng tay cái. Lặp lại quá trình này bốn lần hoặc năm lần cho đến khi tay mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Trên đây là một số cách giúp mẹ giảm đau khi bị hội chứng ống cổ tay tại nhà, tuy nhiên trong trường hợp cơn đau không giảm, mà càng trở nên nặng hơn, kéo dài hơn 6 tháng hoặc các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên can thiệp bằng phẫu thuật. Phẫu thuật điều trị hội trứng ống cổ tay thường sử dụng 2 kĩ thuật là mổ nội soi và mổ mở. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt dây chằng ngang ống cổ tay để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa. Dây chằng sẽ liền lại và không chèn lên dây thần kinh giữa.