Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Sinh con xong mà bụng vẫn to như chửa mấy tháng? Mẹ cần làm gì khi bị xổ bụng sau sinh?

Nếu như sinh em bé một thời gian rồi mà bụng mẹ vẫn trông như có thai, thì có thể mẹ bị phân tách cơ bụng sau sinh, hay còn gọi là xổ bụng (tiếng anh: Diastasis recti).

Nếu như sinh em bé một thời gian rồi mà bụng mẹ vẫn trông như có thai, thì có thể mẹ bị phân tách cơ bụng sau sinh, hay còn gọi là xổ bụng (tiếng anh: Diastasis recti).   Phân tách cơ bụng sau sinh (xổ bụng) Cơ thẳng to bụng trực tràng (cơ bụng sáu múi) là một cặp cơ dài và phẳng chạy dọc xuống mỗi bên bụng. Những cơ này giữ trong các cơ quan nội tạng ổn định vóc dáng của cho mẹ. Khi bụng của mẹ to ra trong quá trình mang thai, các mô liên kết được kéo dài ra khiến cơ thẳng trực tràng bị kéo ra và tách ra theo chiều dọc xuống giữa. (Hormone thai kỳ cũng góp phần làm giãn các mô liên kết để phù hợp với kích thước thai nhi ngày một lớn lên.)   Đôi khi các mô lành lại, và các cơ trở lại với nhau sau khi sinh, lúc này nồng độ hormone của mẹ quay trở lại mức bình thường như trước khi mang thai. Nhưng trong một số trường hợp, tính đàn hồi của mô liên kết cao đến mức không thể trở về trạng thái trước khi mang thai và dẫn đến hiện tượng tách cơ bụng. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 40 % phụ nữ có hiện tượng cơ bụng bị tách sau sáu tháng sinh em bé.   Cách xác định xổ bụng - Nằm ngửa xuống, đầu gối gập, thả lỏng cổ và vai - Đặt 1 ngón tay ngay trên phần rốn, - Từ từ nâng cổ lên và ấn ngón tay vào giữa phần bụng. Nếu thấy có khoảng trống tạo bởi nhóm cơ bụng (và khép dần lại khi bạn hạ cổ xuống) thì nghĩa là cơ thể mẹ đang gặp phải vấn đề này. Thường thì mẹ sẽ cảm thấy một khoảng cách ít nhất hai chiều rộng ngón tay giữa các cơ khi chúng co lại, tuy nhiên nếu là khoảng cách bằng bốn hoặc năm ngón tay thì được coi là nghiêm trọng.   Khắc phục xổ bụng sau sinh Xổ bụng sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, thẩm mĩ mà còn ảnh hưởng đến xương chậu và lưng dưới do các cơ được kết nối với các bộ phận này. Nếu mẹ bị xổ bụng sau sinh, mẹ sẽ nhận thấy sàn chậu của mình yếu đi và bị đau ở hông, dần dần sẽ dẫn đến sự lão hóa và yếu đi của cơ thể. Lúc này mẹ sẽ cần áp dụng một số biện pháp để cải thiện tình trạng xổ bụng của mình: 1. Sử dụng gen nịt bụng Một trong những phương pháp thường được sử dụng để điều trị xổ bụng là gen nịt bụng. Gen nịt bụng giúp giảm áp lực của nội tạng lên hai bó cơ dọc và giúp hai bó cơ này nhanh phục hồi liên kết đứt gãy. Nếu như mẹ bị xổ bụng ít không quá nghiệm trọng thì phương pháp này khá hiệu quả, mẹ có thể chăm chỉ sử dụng gen nịt bụng kết hợp với mát xa các loại thuốc đánh tan mỡ bụng hoặc bôi rượu nghệ, nếu mẹ kiên trì vùng bụng không chỉ giảm mỡ mà quan trọng hơn là các búi cơ bụng sẽ phục hồi liên kết với nhau, đem lại hiệu quả thon gọn lâu dài. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng gen nịt bụng ít nhất 6 tuần sau sinh chứ không nên sử dụng ngay sau khi sinh, ngoài ra mẹ đọc thêm cách sử dụng tại đây nhé!     ​​2. Tập thể dục Thể dục giảm cân sau sinh luôn được coi là cách giảm cân bền vững và giúp các mẹ lấy lại vóc dáng nhanh nhất. Tuy nhiên vì cơ thể vừa trải qua kì sinh nở chính vì thế mẹ cần hết sức chú ý, không tập các động tác mạnh, tránh kéo căng người quá mức làm tổn thương vết mổ còn chưa lành hẳn, ngoài ra mỗi người có một cơ địa khác nhau nên tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về phương pháp tập và thời gian tập thich hợp. Ngoài ra mẹ cần chú ý khi bị xổ bụng cần tránh xa các bài tập cơ sáu múi như gập bụng, Crunch, Sit Up, Jack Knife, thay vào đó mẹ có thể chọn các bài tập cơ bụng trong như Plank, Birddog, Deadbug kết hợp cùng với bài tập Kegel. 2.1 - Plank Plank là bài tập tĩnh hiệu quả được thiết kế riêng cho vòng eo, nó tác động vào hầu hết các cơ bụng trước, cơ hai bên sườn. Cách thực hiện: - Bắt đầu ở tư thế chống đẩy trên sàn, giữ khuỷu tay vuông góc 90 độ, cơ thể được nâng đỡ trên khuỷu tay và ngón chân của bạn. - Giữ cơ thể thành một đường thẳng từ đầu đến gót chân. 2.2 - Birddog Cách  thực hiện: - Quỳ với hai đầu gối cách nhau ngang hông và hai tay đặt chắc chắn trên mặt đất cách nhau ngang vai. - Nâng một tay và đầu gối bên đối diện với tay lên khỏi sàn trong khi giữ thăng bằng ở tay kia và dùng đầu gối để giữ trọng lượng ở phần giữa của cơ thể. - Duỗi cánh tay thẳng ra phía trước và mở rộng chân đối diện phía sau - Giữ cho cơ thể tạo thành 1 đường thẳng từ bàn tay đến ngón chân. - Giữ trong vài giây sau đó quay trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại bài tập cho phía bên kia.   2.3 - Debug Bài tập này tác động lên hầu hết các bộ phận trong cơ thể nhưng nhiều nhất là tay- chân và bụng. Thực hiện Nằm thăng người xuống sàn, duỗi thẳng tay chân. Co 2 chân lên tạo thành góc vuông, 2 tay đưa ra trước ngực. Duỗi thẳng chân phải đồng thời tay phải duỗi thẳng áp sát sàn nhà. Đổi bên và lặp lại 15- 20 lần.   Mẹ cũng có thể kết hợp với các bài tập kegel, các bài tập này có thể thực hiện trong suốt thai kì và sau khi sinh, nó được coi là một trong những bài tập hữu ích nhất cho xổ bụng bởi vì chúng có thể giúp phục hồi cơ sàn chậu.   2. Chế độ ăn uống hợp lý Cơ bụng được tạo thành từ các sợi collagen vì vậy những gì mẹ cần bổ sung trong chế độ ăn uống của bạn các thực phẩm giàu vitamin C (kiwi, cam và quả mọng) và A (cải xoăn, cà rốt và khoai lang) cùng với các khoáng chất kẽm (các loại hạt, đậu và hạt), protein (thịt và trứng), sắt (bông cải xanh và thịt bò), và các axit béo thiết yếu (cá). Tất cả những thực phẩm này sẽ giúp tăng cường sản xuất collagen có thể mang lại sự đàn hồi cho cơ bắp của bạn.   3. Phẫu thuật thẩm mỹ Nếu như tách cơ bụng quá rộng thì phẫu thuật là phương pháp tốt nhất để loại bỏ mỡ thừa. Tuy nhiên, mẹ cần cân nhắc thật kĩ và chỉ nên phẫu thuật khi chắc chắn mẹ sẽ không sinh thêm em bé sau này nữa.   Cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần lạc quan kết hợp với sự kiên trì chính là chìa khóa để giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Không có phương pháp làm đẹp nào mà không cần đến sự kiên trì và bền bỉ, chính vì thế mẹ đừng nản chí cũng như đừng để những thay đổi của cơ thể sau khi sinh ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc của mình mẹ nhé!