Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 20 tuần tuổi】Bé yêu có những phản ứng với âm thanh bên ngoài tử cung!

Chúc mừng mẹ đã mang thai được hơn nửa chặng đừng rồi. Đối với nhiều thai phụ, đây là giai đoạn thư giãn và tràn đầy năng lượng nhất. Kể từ bây giờ, dự kiến mức tăng trọng trung bình hàng tuần của mẹ sẽ vào khoảng 0,45 kg. Nếu mẹ bị khá nhẹ cân trước khi mang thai, có lẽ là mẹ phải cố gắng để tăng c

Chúc mừng mẹ đã mang thai được hơn nửa chặng đường rồi. Đối với nhiều thai phụ, đây là giai đoạn thư giãn và tràn đầy năng lượng nhất. Kể từ bây giờ, dự kiến mức tăng trọng trung bình hàng tuần của mẹ sẽ vào khoảng 0,45 kg. Nếu mẹ bị khá nhẹ cân trước khi mang thai, mẹ phải cố gắng để tăng  thêm cân mẹ nhé!     Tuần này, mẹ có gì khác? Về mặt thể chất: Chiều cao đáy tử cung tăng dần theo thời gian. Chiều cao của đáy tử cung được sử dụng để đánh giá chính xác sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Khi thai được 20 đến 24 tuần, tử cung tăng trung bình 1 cm mỗi tuần. Sau 34 tuần, tốc độ tăng trưởng chậm hơn, với mức tăng trung bình hàng tuần là 0,8 cm. Khi thai được 40 tuần, chiều cao trung bình của đáy tử cung là 34 cm. Về mặt cảm xúc: Đa phần mẹ bầu giai đoạn này sẽ ít quan tâm đến đời sống tình dục. Chủ yếu là vì: sự chú ý của mẹ đều tập trung vào thai nhi, mặt khác, lượng progesterone được tiết ra trong cơ thể khi mang thai tăng lên, khiến cho ham muốn tình dục giảm mạnh. Thế nên lúc này bố cần thông cảm và thấu hiểu cho biến đổi tâm sinh lý của mẹ trong giai đoạn này nhiều hơn. Thực hiện quan hệ tình dục ở đầu hoặc cuối thai kỳ có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Do đó các bố mẹ không thích hợp quan hệ quá thường xuyên trong tam cá nguyệt thứ hai. Vì việc quan hệ khi mang thai sẽ làm tăng áp lực lên bụng thai phụ khiến thai nhi bị đè ép, và cũng sẽ khiến mẹ bị khó thở và máu không lưu thông tốt, dẫn đến tình trạng thiếu oxy tạm thời ở thai nhi.     Em bé phát triển ra sao? Trong tuần thứ 20 của thai kỳ, các giác quan của thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng theo vùng. Các tế bào thần kinh được phân chia đến các giác quan khác nhau. Vị giác, khứu giác, thính giác và thị giác đều bắt đầu phát triển trong khu vực chuyên biệt của não. Lượng nơ-ron tăng chậm lại, nhưng sự kết nối giữa các nơ-ron bắt đầu tăng lên, các kết nối thần kinh hình thành bộ nhớ và chức năng tư duy cũng tăng lên.   Thai nhi hoạt động tay chân thường xuyên hơn và mẹ sẽ cảm nhận được những cử động đầu của thai nhi giống như một con cá đang bơi một cách nhẹ nhàng. Bé thậm chí còn phản ứng với âm thanh bên ngoài tử cung. Nếu thỉnh thoảng mẹ không cảm thấy chuyển động của thai nhi cũng không phải lo lắng, bởi vì có những lúc bé đang trong giai đoạn yên tĩnh là điều rất bình thường.   Thai nhi lúc này đã phát triển trơn tru hơn, da bắt đầu dày lên và phát triển thành bốn lớp. Thai nhi có chiều dài khoảng 16-25cm và nặng khoảng 250-300g. Tóc bắt đầu mọc trên đầu của thai nhi. Răng bé cũng đang phát triển. Các chi được phát triển tốt. Kháng thể miễn dịch được truyền đến thai nhi qua máu của người mẹ, giúp em bé chống lại một số loại bệnh trong giai đoạn đầu đời. Mẹ nên làm gì? Bổ sung dưỡng chất đầy đủ Mang thai vào khoảng tháng thứ 5 là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nhất. Vào thời điểm này, nhu cầu dinh dưỡng là lớn nhất. Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng như thịt cừu và thịt bò. Mẹ nên ăn 1 ~ 2 quả trứng, 50 ~ 100g thịt nạc, 100 ~ 150g thực phẩm từ đậu và 500g rau. Rong biển, tôm và các loại hải sản khác, đậu phộng, quả óc chó và các loại hạt khác, đặc biệt có ích cho mẹ bầu.   Vận động thường xuyên Lúc này mẹ nên tăng cường tập thể dục một cách thích hợp, tăng cường chức năng tim phổi, giúp cơ thể thích ứng với tần suất hoạt động đang ngày càng tăng của hệ tuần hoàn máu và hệ hô hấp. Vận động nhẹ nhàng có thể làm tăng khả năng co bóp của cơ và cải thiện các triệu chứng như đau thắt lưng. Hít thở không khí trong lành và tắm nắng mặt khi tập thể dục ngoài trời. Do đó, Cơ thể có thể tự sinh tổng hợp vitamin D quá trình quang giải (photolytic) dẫn xuất của cholesterol để thúc đẩy sự hấp thụ canxi và phốt pho của cơ thể. Điều này không chỉ giúp phát triển xương và răng của thai nhi mà còn giúp mẹ không bị mắc bệnh xương khớp.   Thực hiện thai giáo Chuyên gia cho biết thai nhi trong giai đoạn này có khả năng nhận thức rất mạnh mẽ. Thai giáo trước khi sinh của bố mẹ không chỉ giúp con năng động hơn mà còn góp phần phát triển trí thông minh của thai nhi. Khi thai nhi đá vào bụng, mẹ thử nhẹ nhàng gõ nhẹ vào chỗ con vừa đá và sau đó chờ cú đá thứ hai xem sao nhé! Thông thường sau 1 ~ 2 phút, thai nhi sẽ đá lại, sau đó “bo”thêm vài cú nữa rồi mới dừng lại. Nếu mẹ thay đổi vị trí gõ, thai nhi sẽ đá lại đúng vào nơi mẹ đã gõ, mẹ lưu ý không vị trí thay đổi không cách quá xa so với vị trí đá ban đầu của bé. Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần từ 3 đến 5 phút. Thai giáo trước khi sinh là một quá trình kiên trì thực hiện dần dần. Bố mẹ không nên quá vội vàng và  hiểu đúng về thai giáo, nên tiến hành ngắn hạn với những hoạt động đơn giản ngắn hạn. Khi tháng thai kỳ càng phát triển về sau, mức độ đa dạng sẽ dần dần được tăng lên. Bố mẹ có thể làm nhật ký thai giáo cho con nhé. Nội dung bao gồm ngày tháng năm, tuổi thai, tình trạng thể chất và tâm trạng của mẹ bầu, thời tiết, ngày bắt đầu chuyển động của thai nhi, số lần chuyển động của thai nhi trong mỗi giờ, nội dung thai giáo, phản ứng của thai nhi, ...     Tuần thai thứ 21 sẽ tiếp tục cho mẹ những gợi ý mới, mẹ hãy đón xem nha!