Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bạn có biết ăn thô sớm bé có đau dạ dày không

Vấn đề ăn thô được rất nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu khi con bước vào giai đoạn ăn dặm.  Liệu ăn thô sớm bé có đau dạ dày không? Hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây!Liệu ăn thô sớm bé có đau dạ dày không?Có thể khẳng định rằng hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh việc ăn thô sớm sẽ

Vấn đề ăn thô được rất nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu khi con bước vào giai đoạn ăn dặm.  Liệu ăn thô sớm bé có đau dạ dày không? Hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây! Liệu ăn thô sớm bé có đau dạ dày không? Có thể khẳng định rằng hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh việc ăn thô sớm sẽ khiến bé bị đau dạ dày. Điều quan trọng hơn cả là bé có được ăn thô đúng cách và đúng thời điểm hay không? Trên thực tế nguyên nhân khiến bé bị đau dạ dày không phải do độ thô của thức ăn dung nạp. Thay vao đó, nó là do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Trẻ có thể bị đau dạ dày nếu trong thức ăn có chứa vi khuẩn này. Có một số nguồn tin cho rằng, việc ăn thô sớm còn mang lại nhiều lợi ích cho dạ dày của bé thay vì cho đồ ăn nhuyễn quá lâu. Bởi khi ăn thô sớm, miệng của bé sẽ phải nhai thức ăn nhiều hơn. Nước bọt được tiết ra mang theo nhiều enzyme tiêu hoá một phần thức ăn trước khi nuốt. Đồng thời khi dạ dày của bé nhận được tín hiệu sẽ tập tức tiết ra các men tiêu hoá để giúp bé xử lí thức ăn tối ưu. Ngược lại nếu bé ăn đồ ăn nhuyễn quá lâu sẽ chỉ có thói quen nuốt. Điều này khiến bé không hình thành được phản xạ nhai. Dạ dày cũng không nhận được các tín hiệu từ não khi nhận biết việc bé đang xử lí thức ăn. Lượng acid dạ dày tiết ra ít khiến quá trình tiêu hoá thức ăn của bé trở nên thụ động và lâu hơn. Nên cho bé tập ăn thô ở thời điểm nào tốt nhất? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ba mẹ không nên cho bé ăn thô quá sớm hoặc quá muộn. Nếu bé ăn thô quá sớm, thức ăn không được nhai sẽ nuốt chửng. Đôi lúc nó sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Ngược lại nếu bé ăn thô quá muộn sẽ khiến bộ nhai của bé không phát triển. Từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của bé sau này. Kể từ 6 tháng tuổi trở đi, bé đã có phản xạ nhai tự nhiên. Cơ thể bé cũng đã sẵn sàng để đón nhận các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Ba mẹ có thể cho bé làm quen với các bữa ăn với kết cấu nhuyễn mịn. Sau thời gian làm quen 1 – 2 tháng, bạn hãy dần dần nâng độ thô lên cho bé. Ba mẹ cũng đừng lo ngại rằng bé chưa mọc răng nên việc nhai và nghiền thức ăn sẽ khó khăn. Trên thực tế, lợi của bé khá cứng, đủ để bé nghiền nát thức ăn mềm phù hợp với thể trạng. Tới khi 1 tuổi, bé đã có thể ngồi vào bàn ăn cơm cùng gia đình. Mẹ có thể cân đối các món ăn cùng liều lượng gia vị để bé dùng chung được thức ăn với ba mẹ. Tuyệt đối không ép, la mắng hay gây áp lực tâm lí khiến trẻ sợ hãi trước việc ăn uống. Bổ sung vitamin D3 ngay từ giai đoạn sơ sinh hỗ trợ bé mọc răng chắc khoẻ Để bé phát triển kĩ năng nhai và nghiền thức ăn tốt nhất, bé cần có được hệ răng chắc khoẻ. Giai đoạn bé tập ăn thô cũng là lúc răng bắt đầu mọc. Do đó, để giúp bé có răng cứng cáp hơn, bạn hãy bổ sung đầy đủ vitamin D3 cho bé. Đây là vi chất tan trong dầu có vai trò quan trọng hàng đầu với trẻ sơ sinh. Nhờ có D3, cơ thể bé sẽ hấp thụ canxi và phốt pho tối ưu hơn từ ruột non. Đồng thời, vitamin D3 sẽ vận chuyển canxi tới xương và răng tối ưu. Nhờ đó bé sẽ mọc răng cứng cáp hơn. Lựa chọn sản phẩm vitamin D3 cho trẻ sơ sinh dạng nhỏ giọt, nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu Ngay từ giai đoạn sơ sinh, ba mẹ đã cần bổ sung đầy đủ vitamin D3 cho bé. Ba mẹ nên tìm hiểu kĩ và chọn các sản phẩm bổ sung hàm lượng phù hợp với độ tuổi của con. Khi lựa chọn sản phẩm, bạn hãy ưu tiên vitamin D3 nhỏ giọt với liều dùng ít, tiện lợi và giúp ba mẹ dễ dàng kiểm soát liều lượng chuẩn khi bổ sung hàng ngày cho bé!