Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Giải pháp cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ

Biếng ăn sinh lý ở trẻ là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Do những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ. Vậy ba mẹ đã có giải pháp nào để giải quyết chưa? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho ba mẹ các giải pháp cải thiện hiệu quả nhé!

Biếng ăn sinh lý ở trẻ là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Do những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ. Vậy ba mẹ đã có giải pháp nào để giải quyết chưa? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho ba mẹ các giải pháp cải thiện hiệu quả nhé! 1. Tác hại của biếng ăn sinh lý đến sức khỏe của trẻ Tác hại của biếng ăn sinh lý đến sức khỏe của trẻ Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở trẻ trong các giai đoạn khác nhau. Trẻ có những thay đổi về kĩ năng, môi trường sống, trẻ bắt đầu thời kỳ ăn dặm... Mẹ nên có những kiến thức nhất định để có thể cải thiện, bổ sung đúng và đủ các dưỡng chất quan trọng bằng các cách hiệu quả, phù hợp với con. Tuy rằng biếng ăn sinh lý sẽ không gây nên nhiều nguy hại đến sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp, nếu không được quan tâm đúng cách cũng có thể gây nên nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe về lâu dài. Một số tác hại mẹ cần nắm để chọn ra biện pháp cho con: Việc biếng ăn sẽ khiến con gặp những vấn đề về tiêu hóa, trẻ suy dinh dưỡng Chậm phát triển về cân nặng và chiều cao Trẻ ít ăn cũng dẫn đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi cơ thể Tinh thần mệt mỏi, hay quấy khóc, cơ thể gầy gò so với các bạn cùng tuổi Sức đề kháng yếu, dễ ốm vặt Việc biếng ăn sinh lý không được cải thiện cũng khiến ba mẹ lo lắng, trăn trở về giải pháp để khắc phục tình trạng này cho con yêu. Có rất nhiều cách để phụ huynh áp dụng cho con. Tuy nhiên, việc đầu tiên ba mẹ cần làm là chuẩn bị tâm lý, kiên nhẫn đồng hành cùng con. Tránh cảm thấy mệt mỏi mà gây áp lực lên trẻ. 2. Giải pháp cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ Giải pháp cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ Đối với trẻ 3-4 tháng tuổi, giai đoạn này bé chủ yếu là bú sữa mẹ. Do đó, khi con lười bú không đủ 700 - 800ml sữa mẹ một ngày. Mẹ có thể áp dụng cho bé bú khoảng 5-6 lần/ngày, bú trong thời gian 8- 10 phút tùy bé. Mỗi lần bú cách khoảng 2-3 tiếng. Như vậy bé sẽ không bị chán, ngấy sữa. Đối với trẻ 6 - 7 tháng tuổi, đây là thời điểm bé bắt đầu tập ăn dặm. Đòi hỏi mẹ cần phải cẩn thận, xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý, khoa học, cân bằng chế độ dinh dưỡng. Chế biến đồ ăn phải phù hợp với khả năng nhai, hấp thụ của trẻ. Nếu bé không chịu ăn mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn, điều này vừa giúp hệ tiêu hóa bé không bị áp lực, giúp trẻ ăn ngon hơn. Đối với trẻ 9 - 10 tháng tuổi, thời kỳ bắt đầu chập chững những bước đi đầu. Con sẽ có nhiều tò mò hơn về môi trường xung quanh trẻ sẽ gặp phải biếng ăn sinh lý. Để tăng cường sự tập trung của trẻ khi ăn, mẹ nên trang trí món bắt mắt hơn; thường xuyên làm những món có hương vị trẻ thích; cho trẻ ngồi ghế ăn cũng với gia đình. Đối với trẻ 2-3 tuổi, con bắt đầu đi nhà trẻ, làm quen với môi trường mới, biếng sinh lý dễ xảy ra nhất. Để đảm bảo được dinh dưỡng, cũng như bữa ăn giấc ngủ của con. Mẹ hãy trao đổi với các cô giáo để nắm được thực đơn trong tuần của trẻ nhé. Nhờ các cô để ý, chăm sóc con hơn trong bữa ăn. Thêm vào đó, khi con ở nhà mẹ có thể cho con cùng tham gia nấu ăn như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn khi ăn. >> Tham khảo thêm: Thực đơn cho bé 2 tuổi lười ăn Ngoài ra ba mẹ có thể tìm hiểu thêm những sản phẩm với nguồn gốc từ thiên nhiên, chiết xuất lành tính như kế sữa, khúng khéng, hồng sâm, bột thảo quả, canxi tảo biển và vitamin D3, C, kẽm với các loại vitamin nhóm B để tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng cho con, giúp con ăn uống ngon miệng hơn. Hãy lựa chọn sản phẩm nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín cho con mẹ nhé! Bổ sung thêm cho trẻ các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con yêu. Mong con mau lớn, khỏe mạnh.