Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ăn không chịu nhai

Trên các diễn đàn bé và mẹ hiện nay, trẻ ăn không chịu nhai luôn là từ khóa được nhiều cha mẹ quan tâm. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ăn không chịu nhai mẹ nhé!

Trên các diễn đàn bé và mẹ hiện nay, trẻ ăn không chịu nhai luôn là từ khóa được nhiều cha mẹ quan tâm. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ăn không chịu nhai mẹ nhé! 1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ăn không chịu nhai Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ăn không chịu nhai Nhai thức ăn là chuỗi hoạt động của cơ hàm và lưỡi. Trẻ thường sẽ tập nhai từ tháng thứ 6 và phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ việc dùng lưỡi và hàm để có thể nghiền nát thức ăn. Sau đó là học cách dùng lưỡi đẩy thức ăn sang 2 bên cho hàm nghiền. Việc trẻ không chịu nhai chỉ nuốt chửng là do các nguyên nhân sau: Cho trẻ ăn dặm muộn: Tình trạng bé không biết nhai mẹ có thể xem xét là do ăn dặm muộn. Trong trường hợp này, sự phát triển của các kỹ năng vận động như nhai có thể bị trì hoãn. Bé của bạn có thể gặp khó khăn khi chấp nhận kết cấu thức ăn mới dạng rắn hoặc bán rắn thay vì loại sữa, bột mịn yêu thích. Trẻ chưa được làm quen với thức ăn đặc: Bé chưa được làm quen với thức ăn dạng rắn (như cháo) trước 8-10 tháng sẽ gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn về sau này (lúc con được 14- 15 tháng tuổi). Trẻ không quan tâm đến thức ăn: Một lý do khác khiến bé không nhai có thể đơn giản là không thích thức ăn. Điều này là do thiếu sự đa dạng về mùi vị, kết cấu hoặc hương vị. Nếu trẻ được cho ăn cùng loại thức ăn trong nhiều bữa liên tục, bé sẽ chán và không chịu nhai thức ăn. Trẻ bị áp lực khi ăn do mẹ quát mắng, ép trẻ ăn đủ khẩu phần. 2. Cách khắc phục trẻ ăn không chịu nhai hiệu quả Cách tập cho bé nhai cơm Cách tập cho bé nhai cơm Mẹ nên bắt đầu cho bé 2 tuổi ăn thức ăn bằng cách xay nhuyễn sau đó chuyển dần lên thô. Nếu bé ăn uống bình thường mà không có hiện tượng nôn trớ thì tiếp tục tăng độ thô và tiến tới thức ăn bằng nửa đầu đũa. Mẹ nên cho con tập ăn cháo có độ thô cao hơn. Mỗi lần nấu thì mẹ sẽ múc ra ngoài một bát cháo nguyên hạt rồi đem đi xay rối. Sau đó trộn cháo xay rối đó với bát cháo mịn rồi thăm dò phản ứng của bé. Nếu bé ăn tốt mẹ lại tiếp tục tăng thêm độ thô một thời gian và cuối cùng là cháo nguyên hạt. Bước tập nhai này thường kéo dài đến hàng tháng nên mẹ phải thật kiên nhẫn và nhẹ nhàng với bé. Tập cho bé ăn cơm với thức ăn Để bé tập nhai hiệu quả ngoài cơm thì rau củ, quả mẹ cũng nên cắt nhỏ từ 0.5cm rồi ninh kỹ. Cách làm này sẽ giúp con hình thành phản xạ xử lý thức ăn thô, cơ hàm phát triển, bé nhai thức ăn tốt hơn. Tăng độ thô thức ăn Tăng độ thô thức ăn Khi đã con thích ứng với kết cấu đồ ăn mới mẹ có thể giới thiệu đồ ăn thô lúc bé đang đói. Thực hiện dần dần việc tăng thử thách để bé chủ động xử lý đồ ăn thô. Nếu bé gặp khó khăn với lượng thức ăn đặc thì mẹ hãy quay lại món dễ ăn như trước. >> Tham khảo thêm: Thực đơn cho bé 2 tuổi lười ăn Cho trẻ ăn cùng gia đình Cho trẻ ăn cùng gia đình là cách rèn luyện kỹ năng nhai thô hiệu quả. Theo các chuyên gia, trẻ có khả năng bắt chước tốt. Vì vậy, nếu được ăn cơm cùng gia đình thì con có thể dễ dàng quan sát và thực hành theo người lớn. Bên cạnh đó, không khí vui vẻ cũng là yếu tố giúp trẻ ăn ngon hơn. Tuy nhiên để con quan sát và bắt chước mẹ nên phân chia thức ăn rõ ràng để bé định hình vật thể mẹ nhai, tránh gây rối loạn nhận thức nhé! Tạo tâm lý thoải mái cho bé Tạo tâm lý thoải mái cho bé Nhai là quá trình hình thành và phát triển, nó có thể kéo dài cả tháng trời. Vì vậy ba mẹ đừng sốt ruột mà nóng nảy, quát mắng bé. Hãy tạo cho conyêu của mình tâm lý thoải mái, thử khen ngợi khi trẻ chịu nhai để bé cảm thấy hào hứng và thích thú với nhiệm vụ mới này. Nói không với đồ chơi, tivi, ipad khi ăn cơm Mải xem tivi, ipad khiến trẻ quên đi nhiệm vụ xử lý thức ăn. Vì vậy để con tập trung ăn hơn thì mẹ nên tắt hết thiết bị điện tử có thể gây nhiễu loạn. Kết hợp việc chế biến món ăn bắt mắt, màu sắc sặc sỡ để thu hút sự tập trung của con. Khi thấy hứng thú với món ăn, bé yêu sẽ tìm cách ngấu nghiền, nghiền nát để khám phá và thỏa mãn đam mê của mình đấy! Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ bổ sung đầy đủ vi chất cần thiết hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Ba mẹ nên chọn sản phẩm có chứa thành phần từ thiên nhiên như canxi tảo biển, vitamin D3, magie… cùng với thảo dược lành tính như kế sữa, hồng sâm để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ. Mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé Đặc biệt, mẹ nên lưu ý chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng có nguồn gốc để có thể bổ sung cho trẻ một cách an toàn mà hiệu quả.