Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Kinh nghiệm mang thai sinh đôi của mẹ Thúy: bí quyết giúp dinh dưỡng vào con không vào mẹ

Chế độ ăn uống giúp mẹ Bông bầu dinh dưỡng vào con mà ít vào mẹ. Đẻ sinh đôi mà con to hơn sinh thường chửa 1 (3,3kg ~ 3,4kg / 1 bé). Sau 1 tháng ở cữ mẹ mới có time chia sẻ kinh nghiệm cá nhân cho các mẹ như sau:

Nhiều mẹ thắc mắc sao có mẹ mang thai mà chỉ có bụng to ra còn lại cơ thể vẫn cứ bình thường, không phù nề gì cả? Thật ra có bí quyết cả các mẹ ạ! Như trường hợp mẹ Vũ DIệu Thúy mang bầu hai bé sinh đôi nhưng chế độ ăn uống khoa học đã giúp mẹ Thúy bầu dinh dưỡng vào con mà ít vào mẹ, đẻ sinh đôi mà  cân nặng mỗi bé đều to hơn những mẹ chỉ mang bầu 1  bé. Sau 1 tháng ở cữ mẹ Thúy mới có tthời gian chia sẻ kinh nghiệm cá nhân cho các mẹ như sau:   Hồi mang bầu 2 bé Patek & Phillipe mẹ không ăn theo 1 chế độ cụ thể nào. Nhưng rút kinh nghiệm bầu bé Bông tăng quá nhiều tận 20kg. Lần này mẹ ăn uống khoa học hơn.     Bầu sinh đôi 2 bé mẹ tăng 17kg. Sinh 2 bé được 1 bé gần 3,4 kg và 1 bé 3,3 kg chưa tính bánh rau, nước ối, ...  Theo như các y bác sĩ nói là to nhất lịch sử sinh đôi của Vinmec luôn (trộm vía 2 con tỉ lần).   Thực đơn lúc mang bầu của mẹ 3 tháng đầu: Mẹ vẫn ăn uống bình thường. Chỉ bổ sung axit folic, canxi, Các loại vitamin C D ... (Mẹ uống Elevit của Úc vì hàm lượng Axitfolic cao ) Hoặc các bạn có thể uống, Blackmores Pregnancy Gold, Nature Made Prenatal Multi + DHA ... vì uống Elevit hay bị táo (Mẹ mua của em My Thao Ho số 10 Hàng Cân ). Các mẹ nhớ cố gắng giữ cho cân nặng không tăng hoặc chỉ nên tăng 1-2kg thôi nha!   3 tháng giữa: Thai nhi bắt đầu phát triển nên mẹ bắt đầu ăn uống để có chất cho con.  Vẫn tiếp tục bổ sung vitamin tổng hợp, sắt, canxi và bổ sung thêm DHA. Mẹ dùng DHA của Úc. Bạn nào uống canxi hoặc sắt bị táo có thể uống sắt dạng siro nha.  Mẹ ăn 5-6 bữa 1 ngày. Không bỏ ăn sáng. Vì bỏ ăn sáng rất dễ gây đói ăn nhiều vào buổi trưa và tối. Lại rất hại, không tốt cho mẹ và bé. Ăn nhiều trái cây và hạn chế tinh bột, ăn đầy đủ các chất đạm, chất xơ, chất béo: ăn nhiều cá (nên ăn cá , tôm đồng, cá hồi, cá tầm, trứng luộc, chim câu, lườn gà, rau xanh ăn tăng gấp 2-3 lần ... )   3 tháng cuối: Thai nhi phát triển cân nặng nhanh nhất, nên mình vừa ăn uống vừa lắng nghe cơ thể và đi siêu âm thăm khám thường xuyên để điều chỉnh cân nặng cho mẹ và bé sao cho phù hợp. Con thừa cân thì ăn ít đi, còn con thiếu cân thì ăn tăng lên, bé tăng nhanh nhất vào 2 tháng cuối. 1 tuần có thể tăng tận 1kg luôn.  Ngoài những thông tin trên có lẽ đa phần các mẹ đều có thể tham khảo được từ trên mạng. Thì có mấy Note cá nhân mẹ áp dụng thấy đúng là có hiệu quả thật:   1. Ăn khoai lang vào giữa và cuối thai kì Muốn con tăng cân nhiều mà không vào mẹ ( 1 -2 củ khoai lang vào buổi trưa ) Nhờ chồng mình hàng ngày nướng khoai mật cho ăn mà bác sĩ bắt phải hãm ăn, kiêng khem nhịn cả 1 tháng cuối vì sợ tăng cân quá nhiều thì vỡ bụng mất!  Các mẹ đừng khinh thường củ khoai nhỏ bé nha! Nhỏ nhưng có võ, vừa giúp bé tăng cân, tăng đề kháng, ngừa táo bón, tiểu đường lại tốt cho trí não thai nhi nữa.     2. Nói không với sữa bà bầu  Chỉ uống sữa tươi không đường , Nói Không với sữa bà bầu (vì chỉ béo mẹ không vào được bé bao nhiêu). Mẹ Thuý chọn uống sữa tươi thanh trùng vì hạn ngắn và không có chất bảo quản. Có nhiều sự lựa chọn từ Mộc Châu, Ba Vì, Đà Lạt nhưng mình uống thấy sữa thanh trùng Đà Lạt vị ngon béo nhất. Nên mua loại túi giấy 450ml vừa lượng uống, không ít quá, không nhiều quá tránh để lâu hỏng sữa. Uống đến đâu mua đến đó.   3. Không lạm dụng nước dừa & nước mía Vì tăng cân, gây tích nước và dễ gây tiểu đường thai kì. Riêng mẹ nào thiếu cân hay bé quá nhẹ cân thì có thể uống nước mía, mẹ nào cạn ối thì uống thêm nước dừa cho trong ối nhưng tuần 1-2 trái thôi. Chứ không nên ngày nào cũng 1 trái cho con trắng trẻo như lời đồn nha.   4. Có thể tự làm hay mua các loại sữa từ hạt Ví dụ như sữa đậu nành, nước óc chó hạnh nhân, nước mè đen ... nhiều chất dinh dưỡng, nhiều omega 3 ... cho bé mà không tăng cân, thay cho sữa bầu (Mẹ nào lười có thể mua sữa óc chó hạnh nhân Hàn Quốc đóng hộp sẵn cũng tiện).   (Ảnh minh họa)   5. Uống đủ nước (2 lit - 2,5 lít nước) Ngày uống 8 ly nước, nên uống nước ấm, không nên uống nước lạnh, ngoài ra bổ sung các loại nước ép như nước cam, nước ép bưởi, sinh tố bơ, ...   6. Ăn nhiều trái cây, rau củ luộc  Ngoài 3 bữa chính thì lúc nào cũng phải có trái cây, rau củ làm bữa phụ để ăn chống đói.  (Nếu ngại ăn có thể ép lấy nước , nhưng nên ăn tốt hơn vì giữ lại được chất xơ, và không bị tích đường như nước ép)   7. Thể dục thể thao nhẹ nhàng Không nên nằm ì 1 chỗ. Theo mình vẫn nên hoạt động nhẹ nhàng vừa khoẻ mình vừa khoẻ bé.  Có thể chọn các loại hình thể thao nhẹ nhàng như: Yoga cho bà bầu, đi bộ, bơi lội ...  Trộm vía mình bầu sinh đôi bụng to vượt mặt mà vẫn đi lại phăm phăm, đi làm đến ngày đẻ luôn ... Có lẽ vì cơ địa tốt 1 phần và chăm hoạt động nên dù sinh mổ lần 2 rất đau, lại đẻ sinh đôi nữa nhưng cơ thể bình phục rất nhanh. Sau sinh 8h đã tự ngồi dậy cho con bú và sau 20h đã tự cầm chai nước truyền tự đi WC được rồi.     Việc kiểm soát chế độ ăn uống và luyện tập thường xuyên vốn có tác dụng giữ cho thân hình được cân đối, để làm được điều này vốn đã là khó khăn với nhiều người, nhưng đối với phụ nữ mang thai thì điều này cần được kiên trì thực hiện trong suốt quá trình bầu bí. Lúc này điều mẹ quan tâm không chỉ là dáng vóc của mình mà chủ yếu là sức khỏe của con. Chúc các mẹ áp dụng thành công bí quyết của mẹ Thúy để mẹ dáng đẹp con khỏe mạnh nha! Nguồn: Mẹ Vũ DIệu Thúy --------------------- Đọc thêm: MC Quỳnh Scarlett chia sẻ kinh nghiệm lấy lại vóc dáng sau sinh, mang bầu “vào con không vào mẹ.”