Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bí kíp luyện ngủ thành công: Thiết lập nếp ngủ từ khi chào đời cho bé

Để giúp bé có giấc ngủ ngon chất lượng ngay từ khi mới sinh, ngoài việc nắm rõ những nguyên tắc về thức ngủ của trẻ qua từng giai đoạn (tham khảo bài: Bí kíp luyện ngủ thành công - hiểu về giấc ngủ trẻ sơ sinh), mami cũng cần nhẹ nhàng đưa con vào "khuôn phép" - hướng con theo một nếp sinh hoạt hợp

Để giúp bé có giấc ngủ ngon chất lượng ngay từ khi mới sinh, ngoài việc nắm rõ những nguyên tắc về thức ngủ của trẻ qua từng giai đoạn (tham khảo bài: Bí kíp luyện ngủ thành công - hiểu về giấc ngủ trẻ sơ sinh), mami cũng cần nhẹ nhàng đưa con vào "khuôn phép" - hướng con theo một nếp sinh hoạt hợp lý, ổn định. Đây cũng là những bài học đầu tiên trong đời của bé: học ăn và ngủ.   1. Biết ăn no và ăn lúc thức   Việc ăn liên quan mật thiết đến giấc ngủ. Trẻ sẽ không ngủ ngon, ngủ đủ giấc nếu bụng không no và sẽ liên tục dậy đòi ăn. Trẻ bị phụ thuộc vào ti để ngủ thì cũng không biết thế nào là ăn đủ vì chưa ăn xong đã lăn ra ngủ! Mẹ nên để con biết đói vừa phải (không đói quá đến nỗi cáu kỉnh khóc lóc), biết đến sự thỏa mãn khi ăn no, biết ăn ngon miệng và tập trung, ăn khi thức chứ không phải ăn để dỗ ngủ, vừa ăn vừa chơi,... Lên lịch cho ăn đúng khi đói và không cho bé bú vặt sẽ giúp con no bụng dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Việc này còn giúp mẹ nhận biết rõ ràng khi con khóc vì đói hay vì nhu cầu khác.   2. Ngủ riêng Dù ngủ chung phòng với bố mẹ nhưng vẫn có một không gian ngủ riêng là rất cần thiết cho cả bé và bố mẹ. Khi thói quen ngủ riêng hình thành, bé sẽ thấy thoải mái và an toàn để ngủ ngon trong cũi của mình. Bố mẹ cũng không phải nơm nớp lo sợ đè vào con, hay những hoạt động riêng tư làm phiền giấc ngủ của con.   3. Phân biệt ngày và đêm Khi mới rời bụng mẹ, bé chưa phân biệt được ngày và đêm, dẫn đến thức ngủ tùy tiện, "ngủ ngày cày đêm". Có những bé cứ 8h sáng là ngủ đến 2h chiều, trong ngày ngủ vặt rồi bắt đầu "giờ hành chính" từ 11 giờ đêm đến tận sáng khiến gia đình rất vất vả. Hãy kiên trì dạy bé ngay từ khi chào đời bằng cách: - Ban ngày kéo rèm, mở cửa sổ, bật đèn thật sáng sủa, duy trì mọi âm thanh của sinh hoạt gia đình (tiếng nói chuyện, âm nhạc, tivi,  nấu nướng giặt giũ...). Chỉ cần tránh tiếng ồn quá mạnh hay đột ngột. Hãy để bé học cách ăn chơi ngủ trong điều kiện ánh sáng và âm thanh bình thường của ban ngày. - Đến giấc ngủ đêm thì ngược lại. Chỉ nên để một nguồn sáng nhỏ đủ để theo dõi bé ngủ, ngay cả khi bé cần ăn đêm hay thay bỉm cũng không nên bật đèn sáng trưng. Âm thanh cũng tương tự, bạn có thể bật "tiếng ồn trắng" đều đều cho con dễ ngủ, hoặc tiếng quạt máy rù rì cũng rất hữu dụng. Ngoài ra hãy giữ yên tĩnh, tránh nói chuyện, bật tivi hay nghe nhạc trong phòng ngủ của bé. Dần dần bé sẽ phân biệt được ban ngày là lúc mọi sinh hoạt diễn ra: ăn, chơi, nói chuyện, tắm táp... Còn khi đêm xuống thì "cả thế giới" thật tối và yên tĩnh, chỉ có mỗi việc là ngủ thôi. Bé có thức dậy trong đêm thì cũng sẽ cố ngủ lại, và không làm khổ mẹ bằng lịch sinh hoạt trái giờ nữa.   4. Chuỗi hoạt động trước khi lên giường Trẻ rất "nghiện" các thói quen, dễ dàng ghi nhớ và đón đợi nếu có những hoạt động lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian. Hãy thiết lập cho bé một trình tự "công việc" cuối ngày. Ví dụ: massage - tắm - ăn bữa tối - thay đồ ngủ - kể chuyện - ôm hôn - đặt vào cũi. Bé sẽ đoán được việc gì đến tiếp theo, não bộ sẽ sản xuất "hormone ngủ" ngay khi trình tự bắt đầu, và sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ khi hai mẹ con hoàn thành chuỗi hoạt động này.   5. Quen với cách dỗ ngủ của mẹ Đung đưa hay thì thầm vuốt ve, hát ru hay chỉ khẽ suỵt, ngậm ti giả hay bú đêm... - bất kể bạn dùng cách ru ngủ nào, thì bé sẽ quen và đòi hỏi điều đó thường xuyên. Vậy nên mẹ nhớ tránh những việc mình không muốn làm nhé. Ví dụ mẹ không muốn phải bế bé đi rong khắp nhà thì hãy kiên quyết đừng làm ngay từ đầu. Cách dỗ ngủ hiệu quả nhất chính là bế ôm ấp cho đến khi bé yên tâm và hơi "mơ màng" thì nhẹ nhàng đặt con xuống, không vội rời đi mà vẫn chạm vào con, vỗ về con vào giấc ngủ. Bé cần học cách thiếp ngủ trong nôi của mình chứ không phải trên tay mẹ. Nếu bạn đợi bé ngủ say rồi mới rón rén đặt thì khả năng bé giật mình tỉnh giấc ngay khi rời tay mẹ là rất cao - và lần này ru ngủ lại sẽ khó hơn lần trước   Giúp con ngủ đủ, ngủ ngon và độc lập không dễ dàng, đòi hỏi một quá trình dài có thể sẽ mệt mỏi và gây chán nản. Không phải bé nào cũng hợp tác ngay từ đầu. Mẹ hãy kiên trì, đừng bỏ cuộc và kêu gọi sự cộng tác của các thành viên trong gia đình nhé. Chúc mẹ sớm nhận "phần thưởng" là những ngày thảnh thơi và những đêm ngon giấc cùng bé yêu. Đọc thêm cách giúp con ngủ xuyên đêm, mẹ nhàn tênh!