Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bố mẹ có biết bé dưới 6 tháng tuổi không hề run khi bị lạnh? Vậy bé run rẩy là biểu hiện của hiện tượng gì?

Bố mẹ có biết rằng cho đến khoảng sáu tháng tuổi, trẻ không thể run vì lạnh? Điều này có nghĩa là nếu bé run rẩy không phải bé bị cảm lạnh mà có thể bé đang bị co giật do bị hạ đường huyết.

Với người lớn, khi cơ thể bị lạnh toàn thân sẽ run rẩy, đây chính là tín hiệu của não truyền xuống cơ thể, phản ứng run của cơ thể sẽ tạo ra thân nhiệt giúp cơ thể ấm lên. Nhưng bố mẹ có biết rằng cho đến khoảng sáu tháng tuổi, trẻ không thể run vì lạnh? Điều này có nghĩa là nếu bé run rẩy không phải bé bị cảm lạnh mà có thể bé đang bị co giật do bị hạ đường huyết. Giáo sư Paul Colditz, hiệu trưởng trường nhi khoa và sức khỏe trẻ em tại Đại học Royal Australasian, giải thích rằng khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ run rẩy như một cách để sinh nhiệt, nhưng ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, khi bị lạnh cơ thể sẽ có một loại chất béo đặc biệt gọi là mô mỡ nâu (brown fat) tự động được đốt cháy để giúp giữ ấm cho cơ thể. Vậy thì lý do thực sự khi bé run rẩy là gì?   Đôi khi bé đột nhiên bồn chồn hoặc rùng mình khi nghe thấy tiếng ồn hoặc cũng có thể là sự phát triển cơ bắp bình thường. Tuy nhiên nếu như bé run trên 20 giây kèm với các dấu hiệu như nôn mửa, cử động mắt bất thường thì có thể bé đang bị co giật. Có rất nhiều lý do dẫn đến co giật ở trẻ nhỏ, trong đó có thể do lượng đường trong máy thấp hay còn gọi là hiện tượng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh. Thông thường khi lượng đường của chúng xuống quá thấp có thể dẫn đến hành vì bồn chồn, co giật.   Hiện tượng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh - Sự bồn chồn, hốt hoảng - Cơ thể xanh tím tái (màu xanh) - Ngừng thở - Thân nhiệt hạ - Sắc mặt kém - Ăn uống kém -Động kinh - Hôn mê - Co giật   Khi lượng đường trong máu thấp (dưới 50mg/dL) có thể có tác động tàn phá đối với trẻ sơ sinh. Não bộ não phụ thuộc chủ yếu vào đường huyết, khi có quá ít glucose có thể làm giảm khả năng hoạt động của não. Nếu như hiện tượng hạ đường huyết nặng hoặc kéo dài có thể dẫn đến co giật và chấn thương não nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng bé Có một số em bé có khả năng gặp phải hiện tượng này nhiều hơn như trẻ sinh non hoặc em bé có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Ở bệnh viện, thường có thể xác định bé có mắc bệnh hạ đường huyết hay không phải nhờ sự hỗ trợ chẩn đoán của các phương tiện máy móc hiện đại.     Phòng chống hạ đường huyết ở trẻ Trường hợp trẻ sơ sinh có nguy cơ cao cần điều trị dự phòng hạ đường huyết cho trẻ một cách hệ thống như cho trẻ ăn hoặc bú sớm trong vòng 3-6 giờ sau đẻ. Đối với trẻ lớn hơn cần cho trẻ bú 8 bữa sữa mỗi ngày. Để chắc chắn, có thể tiến hành xét nghiệm đường máu có hệ thống bằng que thử Dextrostix 3 giờ một lần, trước mỗi bữa ăn, trong 3 ngày đầu nếu định lượng đường máu dưới 0,45g/l. Thường xuyên khám thai định kì khi mang bầu, chú ý chế độ ăn uống để tránh bị tiểu đường thai kì cũng như cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho con yêu bố mẹ nhé!