Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Giao con cho người giữ trẻ, dù có camera quan sát liệu có đảm bảo con đang không bị bạo hành?

Các trường hợp hành hạ trẻ em không chỉ xảy ra ở nhà trẻ mà người trông trẻ tại nhà, hoặc ngay cả người thân và bạn bè cũng có khả năng là người tổn thương đến các bé. Các bậc phụ huynh nên cẩn thận khi lựa chọn đối tượng chăm sóc cho con. Vậy phải làm thế nào để tìm ra sự bất thường và điều trị kịp

Các trường hợp hành hạ trẻ em không chỉ xảy ra ở nhà trẻ mà người trông trẻ tại nhà, hoặc ngay cả người thân và bạn bè cũng có khả năng là người tổn thương đến các bé. Các bậc phụ huynh nên cẩn thận khi lựa chọn đối tượng chăm sóc cho con. Vậy phải làm thế nào để tìm ra sự bất thường và xử lý kịp thời từ hành vi của trẻ?     Nguyên nhân xảy ra các sự cố hành hạ trẻ em Hầu hết các sự cố này đều không ngoài ba lý do, bao gồm: khả năng kiểm soát cảm xúc của người chăm trẻ kém, không nắm được cách nuôi dạy trẻ hợp lý và áp lực quá lớn về mặt kinh tế. Trong số đó, áp lực kinh tế quá lớn là một yếu tố quan trọng, có lẽ yếu tố này sẽ không được xã hội quan tâm nhiều nhưng đó lại chính là thực tế của xã hội. Có người phải dành nhiều giờ làm việc mới có đủ tiền để trang trải cho sinh hoạt của gia đình. Khi thời gian nghỉ ngơi không đủ gây mệt mỏi về thể xác và chất lượng cuộc sống dần bị suy giảm khiến cho tâm lý mất đi sự cân bằng vốn có, họ sẽ có khuynh hướng trút giận lên những đứa trẻ không đủ sức chống trả. Họ sẽ cảm thấy được giải tỏa sự ức chế bằng cách đánh đập, quát nạt, cào cấu, bạt tai... hoặc thậm chí là dùng hung khí như gậy, dao để hành hạ trẻ trong khi đang ở vị trí chăm sóc trẻ.   Làm thế nào để ngăn ngừa việc trẻ bị hành hạ? 1. Cẩn thận khi lựa chọn đối tượng chăm sóc trẻ Về cơ bản, các đối tượng thường được phụ huynh trao quyền chăm sóc con gồm: Người trông trẻ (tại nhà hoặc gửi nuôi), người thân bạn bè có kinh nghiệm trông trẻ và nhà trẻ.     Đối tượng là người trông trẻ Bố mẹ không nên giao con cho người trông trẻ chỉ có kinh nghiệm nhận giữ trẻ thông thường. Tốt nhất nên tuyển chọn người trông trẻ chuyên nghiệp có chứng chỉ đào tạo rõ ràng và luôn vui vẻ có tính kiên nhẫn khi chăm sóc và chơi với trẻ. Ở các trung tâm giới thiệu bảo mẫu sẽ có kỷ lục hồ sơ về kinh nghiệm chăm trẻ bố mẹ có thể yêu cầu được tham khảo thêm để cân nhắc khi lựa chọn. Khi tiến hành phỏng vấn người trông trẻ bố mẹ cũng có thể cho phép ứng viên thử tiếp xúc với bé, quan sát xem cách người này an ủi khi trẻ khóc, cách tắm, thay tã, cho trẻ ăn, ..., bạn cũng quan sát thêm trẻ có biểu hiện yêu thích và tin tưởng người đó không, ...   Đối tượng là người thân hoặc bạn bè Dù là những người thân quen, nhưng bạn cũng nên cân nhắc về mặt kinh nghiệm, và mức độ quen biết phải đủ để bạn hiểu rõ về tính cách và các hành vi cư xử để bạn tự đánh giá về độ tin cậy trước khi giao con cho người này chăm. Cụ thể là bạn nên chắc chắn người này không bận việc gì khác và có thời gian dư dả để trông bé, cũng như không gặp vấn đề hay áp lực gì khác, và người này thường hay thể hiện cảm xúc thái độ như thế nào khi đối mặt với những áp lực, khó khăn trong cuộc sống. Đôi khi điều này có thể sẽ bị giới hạn bởi mối quan hệ của các thế hệ, nếu như đối tượng là những người lớn tuổi (ông bà, cô, dì, chú, bác) rất khó để đảm bảo được cách trông trẻ của họ là phù hợp với những tư tưởng và cách dạy đúng đắn, chẳng hạn như có nhiều người sẽ cho rằng “thương con là phải cho roi cho vọt”.   Đối tượng là nhà trẻ Ngoài việc chọn một nhà trẻ đủ tiêu chuẩn bạn cũng cần phải đến thăm quan để kiểm tra môi trường có an toàn không, liệu không gian có đủ lớn hay không, hình thức và phương châm giảng dạy của hiệu trưởng và giáo viên có thực sự đúng đắn, và quan sát xem khi nói chuyện với bé, giáo viên có cúi thấp người xuống không. Vì trẻ thường không cao nên chúng phải ngước lên khi nói chuyện với giáo viên. Nếu giáo viên có thể giao tiếp với chúng ở tư thế cúi thấp người, trẻ sẽ dễ gần gũi với giáo viên hơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể quan sát cách giáo viên hòa hợp với trẻ, kể cả khi xử lý những lúc bé sai phạm để biết giáo viên dùng thái độ và hình thức giáo dục như thế nào.     2. Quan sát hành vi của bé Ngoài việc lựa chọn cẩn thận đối tượng chăm sóc trẻ, quan sát hành vi của trẻ cũng là một cách rất quan trọng.   Phản ứng của bé với người trông trẻ Về cơ bản, nếu người trông trẻ đã tiếp xúc với đứa trẻ trong một thời gian, hầu hết sẽ không quá khó khăn để hòa đồng với chúng. Nhưng nếu bố mẹ thấy rằng bé đột nhiên không muốn đến nhà người trông trẻ hoặc nhà trẻ, và khuôn mặt đầy biểu cảm bất đắc dĩ, sợ hãi, đó có thể là do xảy ra vấn đề gì đó mà bạn cần bắt tay vào tìm hiểu.     Tình trạng cơ thể của bé Cha mẹ có thể giúp con cái thay quần áo, tắm rửa, quan sát khi xuất hiện những vết thương không thể giải thích của con cái và hỏi con chuyện gì xảy ra ở nhà người trông bé hoặc nhà trẻ mỗi ngày. Nếu phát hiện trẻ bị thương sau khi về từ nhà trẻ, hoặc con cái có biểu hiện không muốn tiết lộ bất kỳ chi tiết nào thì có thể trẻ đang bị bạo hành.   Cách thức đối tượng trông giữ trẻ trao đổi với bố mẹ về tình trạng của bé Nếu cơ thể trẻ có cảm giác khó chịu, bị té ngã hoặc tâm trạng không tốt trong ngày, người  chăm sóc trẻ sẽ có thể phát hiện ngay và chủ động thông báo cho bố mẹ. Nếu người này không báo ngay cho bố mẹ biết, đồng thời bố mẹ cũng nhận ra bé không thể hiện thái độ gần gũi với người trông nom mình mỗi ngày, thì đó chính là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bạo hành. Khi trẻ bị bạo hành, lúc này bạn đừng vội thay đổi đối tượng trông trẻ, vì trẻ đã bắt đầu có tâm lý sợ hãi với người lạ. Nếu trẻ tiếp tục bị đưa vào môi trường xa lạ khác sẽ càng khiến áp lực tâm lý của trẻ càng lớn hơn. Nên đưa trẻ về nhà để tự mình bản thân và thiết lập lại cảm giác an toàn cho con khi được quay về bên bố mẹ, bao gồm ở bên cạnh trẻ, chơi trò chơi, đi dã ngoại, v.v., tăng thêm thời gian cho cả gia đình cùng ở nhau. Tìm thêm sự hỗ trợ từ các người thân đáng tin cậy và dành nhiều thời gian hơn với con.     Sau khi bé bị bạo hành, khi nào có thể gửi lại con đến môi trường trông trẻ khác? Chuyên gia tâm lý học cho biết khi bố mẹ cảm thấy tâm trạng và cảm xúc của con đã trở lại bình thường, bạn có thể cố gắng rời khỏi tầm nhìn của con con trong một khoảng thời gian và quan sát xem liệu con có lo lắng khi không có bố mẹ ở cạnh hay không. Nếu không xảy ra tình trạng đó và con cũng không có biểu hiện mất ngủ hoặc giật mình thức giấc, bạn có thể thử giao bé cho người trông trẻ hoặc nhà trẻ mới.   Dù hiện nay nhiều nhà trẻ cũng đã có lắp đặt camera nhằm trấn an các phụ huynh, vì các bố mẹ có thể thông qua camera theo dõi tình hình sinh hoạt của con từ xa. Tuy nhiên bố mẹ cũng nên hiểu rằng nếu những người cố tình muốn thực hiện bạo hành với bé thì họ sẽ cố tình đưa bé đến những góc khuất của camera hoặc tìm mọi cách để bạn không phát hiện. Do đó việc cẩn thận “chọn mặt gửi vàng” kết hợp với quan sát con “đến từng mi-li-mét” là những thao tác không thể thiếu nếu bạn không muốn "giao trứng cho ác"!