Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 19 tuần tuổi】Tuần này chính là thời điểm vàng để bố mẹ thực hiện thai giáo cho con!

Tuần này, tốc độ tăng trưởng của em bé rất nhanh, đầu bé trông như một quả trứng lớn và chiếm khoảng 1/3 chiều dài cơ thể, xương và cơ rắn chắc hơn, và tần suất hoạt động của chân tay cũng tăng cường, đây cũng là thời điểm vàng để bố mẹ thực hiện thai giáo cho con nhé!

Tuần này, tốc độ tăng trưởng của em bé tăng rất nhanh, đầu bé trông như một quả trứng lớn và chiếm khoảng 1/3 chiều dài cơ thể, xương và cơ rắn chắc hơn, và tần suất hoạt động của chân tay cũng tăng cường, đây cũng là thời điểm vàng để bố mẹ thực hiện thai giáo cho con nhé!     Tuần này, mẹ có gì khác? Về mặt thể chất: Đến giữa thai kỳ, tử cung của mẹ bầu lớn dần, cân nặng tăng lên và bụng bắt đầu phình ra. Tại vị trí khoảng 1,8 cm dưới rốn, mẹ có thể dễ dàng cảm giác được vùng tử cung của mình. Trọng lượng của mẹ đã tăng khoảng 3 - 7 kg. Một số thai phụ có thể có một số thay đổi trên da. Các vết, đốm thâm nám có thể xuất hiện ở môi trên, trên má và quanh trán. Nhưng cũng có khá nhiều mẹ bầu khác lại không có những vấn đề bất thường trên da. mẹ bầu ở giai đoạn này bị đau lưng là rất bình thường. Chủ yếu là do trọng lượng dư thừa làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, hoạt động cơ thể trở nên kém hơn với sự gia tăng trọng lượng, khiến mẹ không thể duỗi thẳng người hoàn toàn và ngồi thẳng lên.   Về mặt cảm xúc: Chúc mừng mẹ đã vượt qua thời kỳ nguy cơ sảy thai cao vì lúc này bào thai đã vững vàng cứng cáp nhiều và nguy cơ xảy ra dị tật thai nhi cũng giảm đi nhiều, nên mẹ cũng không phải lo lắng nhiều nữa. Lúc này thai nhi đã bắt đầu cử động tay chân, mẹ sẽ cảm nhận được qua những lúc con ngọ nguậy trong bụng mình, một cảm giác rất kỳ diệu mà chỉ có mẹ mới cảm nhận được nên bố chắc sẽ rất ghen tỵ với mẹ đó!   Em bé phát triển ra sao? Bộ phận sinh dục của bé Nếu mẹ đang mang thai bé gái, bộ phận sinh dục của bé lúc này đã phát triển khá hoàn thiện. Âm đạo, tử cung và ống dẫn trứng đã hình thành, với hơn 6 triệu tế bào trứng gốc trong buồng trứng. Khi bé được sinh ra, số lượng trứng này sẽ giảm xuống còn khoảng 1 triệu.   Nếu mẹ đang mang thai bé trai, tinh hoàn của bé đã hình thành, tiết tố tạo thành bắt đầu từ tuần thứ 10. Cơ quan sinh dục bé trai đã được hình thành từ giai đoạn đầu của thai kỳ và giai đoạn này vẫn đang tiếp tục phát triển.   Phát triển não bộ và thể chất Sự thay đổi lớn nhất của thai nhi trong tuần này là các cơ quan cảm giác bắt đầu phát triển nhanh chóng theo khu vực. Trong não bé, các tế bào thần kinh, như xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác và thính giác, đang phân chia dần. Tay và chân của bé đã cứng cáp hơn. Bé hoạt động trong bụng mẹ mạnh hơn so với tưởng tượng và các cử động không chỉ linh hoạt mà còn “đa dạng” hơn: bắt chéo chân, ưỡn lưng, đá chân, uốn mình, duỗi người, lăn lộn. Em bé bây giờ có thể nghe thấy những gì đang diễn ra xung quanh mình, và phản ứng lại bằng cách “vận động hăng hơn”.     Lớp da thứ hai Lúc này lớp mỡ bắt đầu xuất hiện trên da của thai nhi. Mỡ của thai nhi bao gồm dầu do da tiết ra, tế bào chết và lông của thai nhi bao phủ toàn cơ thể để ngăn ngừa da thai nhi bị ảnh hưởng bởi nước ối. Hầu hết mỡ thai nhi biến mất trước khi em bé chào đời, nhưng trẻ sinh non thường vẫn còn được bao phủ bởi lớp mỡ này.   Kích thước thai nhi Em bé bây giờ dài khoảng 15 cm và nặng khoảng 180g đến 230g, tương đương với kích cỡ quả cà chua. Cân nặng của em bé sẽ tăng nhanh trong vài tuần tới.     Mẹ nên làm gì? - Nếu mẹ bị thâm nám trên da, đừng quá lo lắng. Đây là một hiện tượng rất phổ biến khi mang thai. Đối với hầu hết phụ nữ, các đốm nám này sẽ mờ dần sau khi sinh. Nhưng bây giờ mẹ vẫn cần thực hiện một số thao tác bảo vệ, chẳng hạn như cố gắng tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, che chắn kỹ trước khi ra đường. - Cũng như ở tuần thai thứ 18, tuần này mẹ vẫn tiếp tục ghi lại nhật ký chuyển động cho bé nhé! Thói quen này giúp mẹ theo dõi được bé có phát triển bình thường không qua những “cú hích” vào bụng mẹ. - Phụ nữ mang thai nên đứng càng ít càng tốt và ngồi trên ghế thấp. Không mang vác hoặc giơ cao vật nặng. Các tư thế đứng ngồi đúng sẽ làm giảm những cơn đau lưng. - Mẹ bầu có thể ngồi máy bay không? Câu trả lời là có, nhưng chuyên gia khuyến nghị trong thời kỳ đầu và sau 8 tháng mang thai mẹ không nên đi máy bay để phòng tránh mọi rủi ro. - khi ngủ mẹ nên nằm nghiêng thay vì nằm thẳng, mẹ có thể đặt gối lót dưới thắt lưng hoặc giữa hai chân. - Mẹ hãy chuẩn sắp xếp thời gian để đi khám thai vào tuần thai tới nhé!     Tuần thai thứ 20 sẽ tiếp tục cho mẹ những gợi ý mới, mẹ hãy đón xem nha!