Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Khi nào thì trẻ biết cách lăn tròn? 5 bước giúp bố mẹ giúp bé học lăn hiệu quả!

Mẹ có biết khi em bé có thể kiểm soát đầu, và bắt đầu học cách ngồi với sự hỗ trợ của mẹ thì bé sẽ bắt đầu học cách lăn tròn, và tiếp đến là lộn từ trước ra sau. Mới đầu có thể bé sẽ hơi khó khăn và loay hoay với các kĩ năng này một chút. Mẹ sẽ giúp bé như thế nào đây?

Mẹ có biết khi em bé có thể kiểm soát đầu, và bắt đầu học cách ngồi với sự hỗ trợ của mẹ thì bé sẽ bắt đầu học cách lăn tròn, và tiếp đến là lộn từ trước ra sau. Mới đầu có thể bé sẽ hơi khó khăn và loay hoay với các kĩ năng này một chút. Mẹ sẽ giúp bé như thế nào đây?   Khi nào thì em bé biết lăn tròn? Có những em bé có thể lăn từ khi 4 tháng tuổi. Cũng có bé phải đến tháng 5 hoặc tháng 6 để lăn từ trước ra sau vì bé cần có lực mạnh hơn ở cổ cùng với cơ bắp cánh tay cho việc đó.   Làm thế nào để biết em bé đang cố gắng học lăn? Khi bé được 3 tháng tuổi, con sẽ biết nằm sấp và nâng đầu và vai lên cao, lúc này bé thường dùng cánh tay để hỗ trợ. Động tác này sẽ giúp bé tăng cường cơ bắp cho cánh tay để hỗ trợ bé lăn qua lăn lại. Có thể bé sẽ biết lộn từ đằng trước ra đằng sau trước, mẹ cũng đừng ngạc nhiên nhé! Khi được 5 tháng, lúc này em bé đã có thể ngẩng đầu lên, đẩy tay lên và cong lưng để nâng ngực lên khỏi mặt đất. Thậm chí, bé có thể đẩy bụng, đá chân và bơi bằng cánh tay. Tất cả những động tác này sẽ giúp cho bé phát triển các cơ bắp cần thiết để bé có thể lăn sang trái và sang phải khi bé được khoảng 6 tuổi. Điều thú vị là trong khi phần lớn các em bé đều trải qua các động tác này thì một số bé khác có thể bỏ qua luôn giai đoạn này để chuyển sang ngồi và bò. Thật ra đây là điều hoàn toàn bình thường vì miễn là bé học được các kĩ năng mới một cách linh hoạt nên bố mẹ không có gì phải lo lắng cả.   Bố mẹ có thể giúp bé học lăn như thế nào? Chắc hẳn bố mẹ nào cũng thấy hạnh phúc khi thấy sự thay đổi của con, nhất là khi con học được kĩ năng mới. Bạn có thể giúp bé học lăn bằng cách sử dụng một số món đồ chơi. Khi thấy bé lăn qua một bên, bố mẹ có thể đặt đồ chơi sang bên khác để thu hút sự chú ý của bé xem con có lăn lại về phía đó không? Hoặc bạn có thể nằm xuống gần bé để xem bé có lăn lại gần mẹ không? Mỗi khi thấy bé làm được, đừng quên hoan hô và nở nụ cười tương tác với con nhé. Cụ thể là bố mẹ có thể thực hiện các bước sau khi thấy con đã có thể nằm sấp và ngóc cổ lên, như muốn cố đến gần một vật gì đó:   Bước 1: Giúp bé cảm thấy thoải mái trên một mặt phẳng rộng rãi và mềm mại, để bé nằm sấp và ngẩng cổ. Bước 2: Đặt bé nằm lên một chiếc chăn và nằm sát vào mép chăn bên trái. Bố mẹ cần quan sát để bé cảm thấy thoải mái ở vị trí này và chắc chắn bé vẫn thích thú ngẩng đầu lên, nếu bé đã chán và nằm xuống chứng tỏ là bé vãn chưa sẵn sàng cho kĩ năng mới này. Bước 3: Lúc này mẹ giữ một món đồ chơi ở khoảng cách xa tầm với của bé. Mẹ bắt đầu thu hút sự chú ý của bằng cách lắc lư món đồ chơi và từ từ đặt nó ở vị trí gần em bé trên sàn nhà. Lúc này quan sát xem bé có muốn cố gắng lấy món đồ chơi đó không, nếu có con sẽ cố gắng thay đổi tư thế để tiến đến gần món đồ chơi. Bước 4: Khi bé cố gắng để đạt được món đồ chơi, bạn từ từ nhấc mép chăn bên phải lên. Chỉ nhấc từ từ đừng cao quá. Quan sát nếu bé cảm thấy khó chịu với sự thay đổi thì từ từ hạ thấp mép chăn xuống và trò chuyện an ủi bé một chút. Bước 5: Giữ một tay trên bụng của bé và cố gắng nâng mép chăn. Để tay ổn định ở vị trí bụng bé và từ từ nâng bé lên. Nâng và nghiêng sao cho bé có thể lăn được lưng sang phía bên kia. Và đảm bảo khoảng cách món đồ chơi sao cho khi lăn qua thì bé có thể với được tới, lặp đi lặp lại động tác cho đến khi em bé quen và từ mình lăn tròn được mà không cần hỗ trợ. Một số trẻ không thích nằm sấp, nên nếu khi mẹ đặt bé nằm sấp để thực hiện động tác mà bé khó chịu, khóc mếu thì mẹ nên an ủi vỗ về cho bé bình tĩnh lại mới tiến hành cùng bé chơi trò lăn tròn nhé.   Khi các bé đã biết lăn tròn, thì khi thay tã bé sẽ không nằm yên cho mẹ thay như những ngày đầu nữa, lúc này mẹ nhớ giữ tay con nhé. Mẹ cũng phải để mắt đến con nhiều hơn, không để con một mình ở trên giường không có chắn xung quanh hay ở nơi có độ cao, vì khi bé biết lăn rồi rất có thể bé sẽ vượt ra khỏi giường và bị ngã khi bố mẹ không để ý.   Nếu bé không lăn thì sao? Thường thì khả năng phát triển kĩ năng của các bé không hoàn toàn giống nhau, một số bé sẽ nhanh và một số bé khác sẽ chậm hơn một chút. Đặc biệt là với các bé sinh non thường sẽ chậm hơn các bé đủ ngày đủ tháng. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn không tìm được cách lăn qua lăn lại khi bé được khoảng 6 tháng tuổi cũng như không có khả năng ngồi, và bò thì bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhé!   Bé sẽ làm được gì sau khi biết ngồi? Khi bé biết cách lăn tròn là lúc cơ ở cánh tay, chân, cổ và lưng đã phát triển. Bây giờ bé có thể ngồi mà không cần hỗ trợ, và bắt đầu học bò. Hầu hết các bé sẽ có thể ngồi thành thạo trong khoảng từ 6 đến 8 tháng, bò sẽ muộn hơn một chút. Bố mẹ đừng đón đọc các bài viết về các kĩ năng này của bé để đồng hành cùng con nhé!