Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Series: Làm sao để tủy sống của con cứng cáp và con vận động tốt? - Phần 3: Giai đoạn 0-3 tháng tuổi

Sau khi đã cùng con trải qua 1 thai kì khoẻ mạnh, khi sinh bé ra là lúc mẹ cảm thấy vừa mừng vừa lo, vừa vui vừa sợ, ngập trong các kinh nghiệm truyền đời, những luồng thông tin tràn lan trên mạng từ việc cho con bú thế nào, ăn uống ra sao, kiêng cữ kiểu gì,... 

Sau khi đã cùng con trải qua 1 thai kì khoẻ mạnh, khi sinh bé ra là lúc mẹ cảm thấy vừa mừng vừa lo, vừa vui vừa sợ, ngập trong các kinh nghiệm truyền đời, những luồng thông tin tràn lan trên mạng từ việc cho con bú thế nào, ăn uống ra sao, kiêng cữ kiểu gì,...  Rèn luyện vận động cho bé không nằm ngoài cuộc. Rất nhiều luồng ý kiến trái chiều có nên cho con vận động sớm không, vận động sớm có gây ra hệ quả gì không. Nhưng thực tế khoa học đã chứng minh, vận động sớm và phù hợp với độ tuổi là phương pháp để con lớn lên khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. Tháng tuổi đầu tiên, con trải qua giai đoạn chỉ ăn và ngủ, nhưng nếu mẹ bỏ qua giai đoạn quan trọng này, sẽ là bỏ lỡ giai đoạn quý giá của hệ vận động. 6 tháng đầu là cơ sở để con củng cố tuỷ sống, làm tiền đề sau này bé có ham vận động hay không. Và đây là cách mình luyện tập cho Mật. 1. Cho bé nằm bụng Theo bác sĩ Huyên Thảo - tác giả cuốn "Chào con, ba mẹ đã sẵn sàng", nằm bụng là cách rất tốt để giúp trẻ có một hệ vận động tốt. Bởi lẽ, nằm sấp là bản năng của trẻ, khi nằm sấp trẻ sẽ thoải mái, dễ chịu hơn nằm ngửa. Nghe khó tin, nhưng đó là sự thật đó các mẹ ạ. Các mẹ cứ tưởng tượng, con trẻ nằm ngửa giống như 1 chú rùa bị lật mai vậy, sẽ cực kì khó chịu và bức bối. Chính vì thế, ngay khi vừa sinh xong, con còn chưa cắt dây rốn, Mật đã được các bác sĩ cho nằm sấp lên ngực mẹ, mò ti để ti trong lúc mẹ khâu tầng sinh môn và cứ để vậy tầm 30 phút rồi mới bỏ bé ra để cắt dây rốn, vệ sinh và hai mẹ con được đưa về phòng hậu sinh. Những ngày sau đó, mình tận dụng mọi thời gian có thể để con được nằm bụng. Chỉ cần tránh những lúc bé vừa ăn no và không để chăn, gối xung quanh gây nguy hiểm đến đường thở của bé là được. Nếu các mẹ sợ bé tức, đau thì thời gian đầu hãy để bé nằm sấp trên ngực mẹ như hình: (Mật nằm sấp trên bụng mẹ) Những ngày đầu, mẹ có thể cho bé nằm sấp 1-2 lần, mỗi lần 1-2 phút, sau đó tăng dần số lượng lẫn thời lượng mỗi lần, sao cho bé có ít nhất 20 phút nằm bụng mỗi ngày các mẹ nhé. Nằm bụng không những giúp bé vận động tốt mà còn tránh bẹp đầu, giúp bé ngủ ngon, giảm giật mình nữa. (Ảnh Mật nằm sấp ôm mẹ ngủ ngon lành) 2. Mat-xa cho bé mỗi ngày Matxa cho con mỗi ngày không chỉ làm tăng tình cảm mẹ con, giúp bé dễ tiêu hóa, ngủ ngon mà còn góp phần không nhỏ để tủy sống và vận động của con phát triển tốt. Bởi lẽ trong vòng 2 tháng đầu, con hầu như rất ít vận động, não bộ chưa phát triển để có thể điều khiển được cơ thể. Chính vì vậy, cơ thể con dễ bị mỏi, lì. Matxa sẽ giúp bé giãn gân cốt, lưu thông máu, đồng thời khi bé nằm sấp để mẹ matxa lưng sẽ có cơ hội phát triển phần xương cổ, tay, để chống lên giúp bé không bị ngạt thở (chính là động tác nằm bụng ở phần 1) Các video matxa có rất nhiều trên youtube, các mẹ có thể tham khảo 1 dạng matxa nhé: ( 1 video khá hay và đầy đủ để mẹ matxa cho bé tại nha) 3. Luôn kích thích con vận động Khi con có dấu hiệu ham hoạt động (thường từ 2-3 tháng, giai đoạn bé tập lẫy), mẹ cần giúp đỡ, kích thích con. Mẹ có thể cho bé nằm nghiêng, rồi từ từ lấy tay lật lưng cho bé lẫy, nói bên tai trẻ những lời động viên, khích lệ đến con, để bé hứng thú tập lẫy, đưa những đồ chơi nhiều màu sắc để kích thích con với, cầm nắm,... Mẹ nên đưa đồ vật cách mắt con tầm 15-20cm, di chuyển đồ vật trái-phải, trên-dưới nằm kích thích trẻ nhìn theo và mong muốn được cầm nắm. (Mật được xem sách để quay người nằm nghiêng và lấy tay với sách) Kết thúc phần này ở đây các mẹ nhé. 2 tuần qua mẹ cháu mải thi quá nên không viết được, từ giờ mẹ cháu sẽ chăm chỉ ạ :D Một lần nữa mẹ cháu xin nhấn mạnh lại 1 điều, mọi thông tin trên mạng xã hội hay thậm chí lời khuyên của bác sĩ chỉ là để tham khảo, mẹ mới là người hiểu con nhất, nên hãy quan sát con, phụ thuộc vào thể trạng và sự phát triển của con để áp dụng một cách phù hợp nhất nhé. Hãy là một người mẹ thông thái và yêu con khoa học! Mẹ Mật Link fb: https://www.facebook.com/thu.trang6397 Phần 1: Khai mở cho chính mẹ