Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 18 tuần tuổi】Mẹ nghe thấy tiếng tim đập của bé yêu chưa?

Lúc này, xương của em bé đều là sụn giống như cao su, chúng sẽ ngày càng cứng cáp hơn và xương tai của bé đã hoàn toàn hình thành. Mẹ đang dần đi qua tam cá nguyệt thứ hai, cơ thể bắt đầu vụng về, và mẹ nên từ bỏ đôi giày cao gót của mình đi nhé. Mẹ có thể bắt đầu nghe thấy tiếng tim đập của em bé t

Khi thai nhi phát triển đến tuần 18, xương của em bé đều là sụn giống như cao su, chúng sẽ ngày càng cứng cáp hơn và xương tai của bé đã hoàn toàn hình thành. Mẹ đang dần đi qua tam cá nguyệt thứ hai, cơ thể bắt đầu vụng về, và mẹ nên từ bỏ đôi giày cao gót của mình đi nhé. Mẹ có thể bắt đầu nghe thấy tiếng tim đập của em bé trong tuần này rồi đó!     Tuần này, mẹ có gì khác? Về mặt thể chất: Sau 18 tuần mang thai, cân nặng của mẹ giờ đã tăng khoảng 2,7kg. Lúc này, cơ trực tràng trái và phải của bụng dần dần tách ra và chúng lần lượt được mở rộng ra hai bên cơ thể (chu vi bụng khoảng 76-89 cm) để phù hợp với tử cung đang phát triển. Vùng hông của mẹ cũng sẽ trở nên rộng hơn và dày hơn, chủ yếu là do ảnh hưởng của nội tiết tố progesterone.     Chất béo trong cơ thể mẹ sẽ dễ tích tụ, sự ổn định của khớp mắt cá chân và khớp xương mu trên xương chậu sẽ kém hơn, cộng với áp lực của thai nhi, các khớp ở vùng xương mu sẽ bị nới rộng ra để chuẩn bị cho bé đi ra khỏi cơ thể mẹ được dễ dàng hơn. Do thai nhi đã lớn hơn nhiều nên mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt về kích thước quá khổ của vùng bụng. Ngoài ra mẹ sẽ dễ mất thăng bằng nên bất giác mẹ sẽ đẩy vai ra sau, ngửa cổ và thẳng lưng hơn khi đứng, đẩy bụng về phía trước để giữ thăng bằng.   Về mặt cảm xúc: Vào giữa thai kỳ, hầu hết các bà mẹ đã có thể dần dần thích nghi với sự khó chịu của cơ thể và bắt đầu chấp nhận thực tế là có một sự sống nhỏ trong bụng. Nhưng mẹ trong thời kỳ này vẫn phải chịu áp lực tâm lý không hề nhẹ! Sau một thời gian dài mang thai con, hình hài của con đã dần rõ rệt. Lúc này có thể nói là tâm trạng của mẹ buồn vui lẫn lộn. Mẹ sẽ nôn nao hơn và kỳ vọng ngày gặp con mau đến. Nhưng mặt khác, mẹ lại thấy lo lắng nhiều hơn về quá trình sinh nở, thậm chí là có những mối lo xa khi bé sinh ra liệu có vấn đề, bệnh tật gì không. Có nhiều mẹ luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ có những phản ứng thái quá và làm gì cũng chú ý đề cao cảnh giác để bảo vệ con khỏi mọi xâm hại từ môi trường xung quanh.   Em bé phát triển ra sao? Tuần này, thai nhi có chiều dài khoảng 20 cm và nặng khoảng 200g. Kích thước trung bình của đường kính lưỡng đỉnh là 4,25 ± 0,53 cm, kích thước trung bình của chu vi bụng là 12,41 ± 1,89 cm và chiều dài của xương đùi là 2,71 ± 0,46 cm.     Đầu của thai nhi và đầu ngón chân đã được hình thành, dấu vân tay cũng đã bắt đầu xuất hiện. Đôi mắt nhỏ của bé đã di chuyển đến đúng vị trí, tai bé di chuyển lên đầu, lông tơ bắt đầu bao phủ toàn bộ cơ thể, và ruột bắt đầu hoạt động.   Tại thời điểm này, xương của thai nhi có thể được nhìn thấy rõ qua kỹ thuật chụp cắt lớp. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé có thể nhìn thấy rõ và tuyến tiền liệt cũng đang hình thành.   Mẹ nên làm gì? 1. Ngăn ngừa ô nhiễm chì Không có biểu hiện lâm sàng nào về ngộ độc chì mãn tính ở phụ nữ mang thai, nhưng nó có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, dị tật thai nhi, v.v., vì vậy hãy cẩn thận. Không sử dụng giấy báo để đóng gói thực phẩm, không sử dụng các vật dụng chứa hóa chất, không ăn trứng bắc thảo, cố gắng tránh hít phải khí thải xe hơi.   2. Học cách kiểm tra tim thai Bây giờ với sự trợ giúp của ống nghe, bạn có thể nghe rõ tiếng tim của em bé, tim thai là một cách quan trọng để em bé truyền thông tin cơ thể đến thế giới bên ngoài, vì vậy bố mẹ nên học cách tự kiểm tra tim thai. Âm thanh của trái tim giống như âm thanh của một đoàn tàu nhỏ, đều và không ngắt quãng. Nếu nhịp tim không đều, lúc nhanh lúc chậm báo hiệu có thể có vấn đề, và cần báo ngay cho bác sĩ để theo dõi kịp thời.     3. Đếm các cử động của thai nhi mỗi ngày Bây giờ, đếm số lượng chuyển động của thai nhi là điều bạn phải làm mỗi ngày. Thường thực hiện vào buổi sáng, trưa và tối, nhân tổng của ba giá trị đo được với 4, là số lần chuyển động của thai nhi trong 12 giờ. Trong một môi trường yên tĩnh, tập trung đặt tay lên bụng, mẹ có thể đánh dấu số lần chuyển động của con bằng vật dụng nhỏ như nút và kẹo, mẹ đặt một cái cho vào hộp cho mỗi lần.   4. Đối mặt với các nỗi đau khi mang thai Đau thắt lưng, đau bụng, đau xương mu, đau xương sườn ... mẹ có thể gặp nhiều cơn đau khác nhau khi mang thai, làm thế nào để giải quyết những cơn đau này? Khi mang thai có những cảm giác đau như thế là bình thường, nhưng đau bụng dữ dội và kéo dài thì cần được điều trị kịp thời. Vì xương sườn bị tử cung đè ép, nên đau xương sườn là bình thường. Duỗi hai tay lên đầu mỗi ngày có thể làm giảm cơn đau của xương sườn. Nếu mẹ bị đau lưng có thể massage để xoa dịu. Đây là cơ hội cho các bố thể hiện tình cảm với vợ, bố hãy tìm hiểu một vài kỹ thuật massage để giúp mẹ được thoải mái hơn nhé!     5. đi giày bệt Bây giờ bụng của mẹ ngày càng to hơn, cơ thể mẹ đang hướng về phía trước, vì vậy mẹ đừng đi giày cao gót, vì vùng bụng sẽ bị đè ép và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất là mẹ nên chuẩn bị một đôi giày mềm, đế bằng chống trượt, gót phải chắc bền, đủ rộng để đi lại được trơn tru vững vàng.   Mẹ đón xem tiếp sự phát triển thai nhi tuần 19 nhé!