Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cho con ăn dặm kiểu nhật phải lưu ý những điều gì? Ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật!

Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) là một trong ba phương pháp ăn dặm phổ biến được các mẹ đang áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp ăn dặm theo kiểu các bà mẹ của đất nước mặt trời mọc, các mẹ Việt Nam cần nắm được rõ đặc điểm và những lời khuyên khi áp dụng phương pháp này.

Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) là một trong ba phương pháp ăn dặm phổ biến được các mẹ đang áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp ăn dặm theo kiểu các bà mẹ của đất nước mặt trời mọc, các mẹ Việt Nam cần nắm được rõ đặc điểm và những lời khuyên khi áp dụng phương pháp này.   Đối với ăn dặm kiểu Nhật, mẹ sẽ cho bé bắt đầu ăn dặm với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không quấy bột. Các loại thức ăn khác như rau, củ, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp. Độ thô của cháo sẽ tăng dần theo độ tuổi của bé. Mẹ sẽ cho bé ăn làm quen dần với từng loại thực phẩm từ rau, củ đến thịt, cá để làm quen dần và bé tập ăn nhạt. Tùy từng độ tuổi, mẹ sẽ thay đổi tỉ lệ khi chế biến cháo loãng cho bé   Thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật luôn đủ ba nhóm thực phẩm: Tinh bột, Vitamin và Chất đạm theo tiêu chuẩn “vàng – đỏ – xanh”. Những loại thực phẩm này được chế biến riêng biệt và không trộn lẫn. Bên cạnh thực đơn, tinh thần cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật cũng cần được các mẹ lưu ý. Khi ăn, bé được đặt ngồi trên ghế như người lớn, không vừa ăn vừa chơi hay xem tivi, không ăn rong. Nếu bé không muốn ăn nữa, mẹ tuyệt đối không thúc ép hay nhồi nhét bé để bé cảm thấy sợ và miễn cưỡng với việc ăn.   Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Ăn dặm kiểu Nhật được ưa chuộng những năm gần đây nhờ phương pháp có cơ sở khoa học và hợp lý.         1. Khả năng ăn thô sớm Theo cách này, các bé sẽ có khả năng ăn thô sớm hơn rất nhiều so với các bé theo phương pháp ăn dặm truyền thống. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được thiết kế theo cơ sở cho bé từng bước làm quen với các loại đồ ăn, tạo cho bé tâm lý thoải mái, thực đơn được thay đổi dần theo từng thời kỳ nên bé sẽ có khả năng ăn thô sớm hơn nếu mẹ rèn luyện tốt cho bé. 2. Nhận biết được mùi vị thức ăn       Thực đơn xây dựng khoa học mà đơn giản nên bé không nảy sinh tâm lý chán ăn. Do đặc điểm của phương pháp là hầu hết không nấu chung các món nên bé sẽ được ăn riêng từng loại thức ăn. giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị của từng loại thực phẩm. Không những vậy, mẹ sẽ dễ dàng biết được bé thích món gì, không thích món gì, dị ứng với loại thực phẩm nào. 3. Rèn tính tự lập trong chuyện ăn uống       Và một điều quan trong nhất: đó chính là tinh thần “kiểu Nhật”: Không thúc ép trẻ ăn, không tạo tâm lý sợ hãi khi ăn uống. Ăn dặm kiểu Nhật sẽ tạo thói quen ngồi ăn giúp bé ăn được nhiều hơn, nhanh hơn và tập trung hơn, tập cho bé kỹ năng tự lập. Đồng thời, bé học được kỹ năng nhai và nuốt, điều này có thể giúp tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn trong tương lai.   Bé sẽ tự lập hơn trong việc ăn uống thông qua cách ăn dặm của Nhật   4. An toàn cho sức khỏe        Việc cho bé tập ăn nhạt sẽ tốt hơn cho hoạt động thận của bé. Ở các em bé dưới 1 tuổi, hệ thống các cơ quan trong cơ thể của bé chưa phát triển hoàn thiện và còn non nớt, đặc biệt là thận. Nếu nêm muối hoặc nước mắm vào cháo/bột, thận của bé không thể chuyển hóa được. Ăn mặn sẽ làm tổn thương và dễ dẫn đến suy giảm chức năng thận. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé làm quen dần với từng loại rau, củ, thịt, cá từ từ. Việc ăn nhạt cũng sẽ tốt bé khi còn nhỏ   Nhược điểm ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần lưu ý         1. Mất nhiều thời gian Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được thiết kế từ các bà mẹ của xứ sở Phù Tang. Sau khi sinh con, phụ nữ Nhật thường sẽ nghỉ hẳn việc ở nhà để chăm sóc cho con. Họ cũng có rất nhiều thời gian cho việc chăm con cùng với bản tính cầu kỳ và cầu toàn của người Nhật. Chính vì thế, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng sẽ đòi hỏi ở các mẹ Việt Nam rất nhiều thời gian, công sức để chế biến riêng biệt các loại thức ăn trong thực đơn.   2. Đòi hỏi tính kiên nhẫn và sự hợp tác giữa mẹ và bé        Bên cạnh đó, việc tập cho bé ngồi, cầm thìa và ăn tập trung mà không chơi trong khi ăn cũng đòi hỏi các bà mẹ phải tập trung và kiên trì vào việc cho bé ăn chứ không thể tranh thủ làm việc nhà trong lúc bé ăn. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mặc dù tốn nhiều công sức chuẩn bị trong giai đoạn đầu tiên và cũng đòi hỏi sự nhẫn nại từ các bậc phụ huynh, tuy nhiên mẹ sẽ nhàn hơn khi đã rèn cho bé kỹ năng ăn độc lập. Thói quen tập trung khi ăn cũng tốt cho hệ tiêu hóa của bé và tránh việc bé cứ đến giờ ăn lại nhõng nhẽo. Để các mẹ thấy dễ dàng khi tiếp cận phương pháp này, mẹ hãy chia nhỏ thành các giai đoạn và đặt mục tiêu cho từng giai đoạn để mẹ và bé cùng cố gắng nhé!