Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ!

Chảy máu khi đánh răng là một hiện tượng hay gặp ở các bạn nhỏ nên nhiều bố mẹ có phần chủ quan. Tuy nhiên ở một số trường hợp, chảy máu răng là biểu hiện của bệnh răng miệng khiến trẻ đau nhức răng thường xuyên, lợi bị sưng đỏ xung huyết, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức

Chảy máu khi đánh răng là một hiện tượng hay gặp ở các bạn nhỏ nên nhiều bố mẹ có phần chủ quan. Tuy nhiên ở một số trường hợp, chảy máu răng là biểu hiện của bệnh răng miệng khiến trẻ đau nhức răng thường xuyên, lợi bị sưng đỏ xung huyết, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.   Nguyên nhân: Hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường có 3 nguyên nhân chính là do Viêm nướu ( viêm lợi ); vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc ăn uống thiếu chất.  1. Viêm nướu (viêm lợi) Vùng nướu là nơi tích tụ nhiều cặn thức ăn, cũng là môi trường khiến cho các loại vi khuẩn trong khoang miệng phát triển thành các mảng bám trên bề mặt răng gây ra tình trạng tổn thương mô nha chu khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, sung huyết nên dễ chảy máu khi có tác động như khi đánh răng.     2. Vệ sinh răng miệng không đúng cách Nếu trẻ đánh răng không đúng cách, dùng lực quá mạnh sẽ khiến cho vùng nướu bị sưng hoặc tổn thương, gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Việc này lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho phần chân răng bị tổn thương khó lành lại được, chỉ cần một tác động nhỏ vào lần tiếp theo cũng sẽ khiến cho chân răng bị chảy máu.   3. Do thiếu Vitamin C Trong cơ thể, vitamin C tham gia vào quá trình sản sinh năng lượng, tạo miễn dịch, trung hòa hoặc đào thải các chất độc, tổng hợp các chất vận chuyển trung gian hệ thần kinh, hấp thu canxi, sắt… Vì vậy, nếu thiếu vitamin C sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành, thành mạch yếu dễ dẫn đến xuất huyết thiếu đi chất này, cơ thể sẽ không thể tổng hợp được collagen thông qua quá trình chuyển hóa lysin và prolin. Thiếu hụt vitamin C là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng。 Tác hại của việc chảy máu chân răng Tình trạng chảy máu chân răng có thể gây ra những tác hại, ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ như: - Với trẻ nhỏ chưa mọc đầy đủ răng, chảy máu chân răng là nguy cơ lớn ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. - Chảy máu chân răng ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ khiến trẻ trở nên biếng ăn, bỏ ăn do nướu đau nhức và có thể gây gián đoạn giấc ngủ. - Gây tình trạng đau nhức răng thường xuyên khó chịu khiến trẻ có thể căng thẳng, cáu giận. - Khiến răng suy yếu trước những tác động bên ngoài, chỉ những va đập nhỏ cũng có thể dẫn đến chấn thương răng. - Vùng miệng bị tổn thương tạo ra môi trường lí tưởng để vi khuẩn phát triển, gây hại cho sức khỏe răng miệng và dẫn tới những bệnh lí răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu, sưng nướu lợi, nguy hiểm hơn là có thể làm tụt nướu, lung lay răng và mất răng do vùng chân răng bị tổn thương. Cách ngăn ngừa chảy máu chân răng đơn giản và hiệu quả - Dùng thuốc và rơ miệng Mẹ cần dùng gạc rơ miệng và nước muối sinh  lí NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn. Khi thao tác mẹ nhớ làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng. - Súc miệng bằng nước muối Súc miệng bằng nước muối hàng ngày là cách hạn chế chảy máu chân răng một cách hiệu quả nhất. Mẹ nấu nước muối loãng và cho bé súc miệng ngày 2-3 lần. Đây là cách vệ sinh răng miệng đơn giản. Nó không chỉ hạn chế bệnh chảy máu chân răng mà còn giúp làm giảm nguy cơ các bệnh răng miệng khác. - Vệ sinh răng miệng hằng ngày cho bé Mẹ nên chọn bàn chải phù hợp với lứa tuổi của bé Bàn chải có lông mềm và chải thật nhẹ nhàng chải răng ít nhất 3 phút để đảm bảo đã làm sạch răng, tránh dùng lực mạnh để chải răng, làm tổn thương vùng nướu nhạy cảm. Cách chải răng theo chiều dọc, hàm dưới thì chải theo từ dưới lên trên, hàm trên chải từ trên xuống dưới. Sau đó xúc miệng sạch bằng nước. Chải răng vào buổi sáng, tối trước khi đi ngủ và sau khi ăn xong khoảng 1 giờ. Thay bàn chải đánh răng cho bé định kì, để bàn chải đánh răng của bé ở nơi thoáng mát để tráng vi khuẩn xâm nhập. Tốt nhất cho bé sử dụng song song 2 chiếc bàn chải để đánh sáng và tối.      - Bổ sung vitamin C Mẹ nên bổ sung trái cây và các loại rau xanh chứa vitamin C vào khẩu phần ăn hằng ngày của bé như: bông cải xanh, ơt Đà Lạt, quả dâu tây, cam, bưởi, chanh, kiwi, đu đủ, xoài... Nó bổ sung dưỡng chất giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.     Đối với trẻ mọc răng vĩnh viễn mẹ nên đưa bé đi khám nha khoa và lấy cao răng cho bé. Đây là việc làm cần thiết để loại bỏ hoàn toàn mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, giúp cho nướu dần dần lành thương.  Chúc các bé có hàm răng chắc khỏe!