Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Quan hệ khi mang thai như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi? Các tư thế quan hệ an toàn khi mang thai

Mang thai không đồng nghĩa với việc kiêng cữ hoàn toàn quan hệ "ân ái" giữa hai vợ chồng. Nhiều người lo lắng việc quan hệ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng trên thực tế, thai nhi được bảo vệ bởi dịch ối bao bọc xung quanh, cùng với cổ tử cung đóng kín và có một bút nhầy đậy ở cổ tử

Mang thai không đồng nghĩa với việc kiêng cữ hoàn toàn quan hệ "ân ái" giữa hai vợ chồng. Nhiều người lo lắng việc quan hệ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng trên thực tế, thai nhi được bảo vệ bởi dịch ối bao bọc xung quanh, cùng với cổ tử cung đóng kín và có một bút nhầy đậy ở cổ tử cung làm cho tinh trùng không thể qua được nên sẽ không làm hại đến bé. Tuy nhiên bố mẹ cũng phải thực sự chú ý và chọn các tư thế quan hệ thích hợp trong khoảng thời gian an toàn. Dưới đây là một số tư thế quan hệ khi mang thai các mẹ có thể áp dụng trong giai đoạn nhạy cảm này nhé!   1. Tư thế truyền giáo – Missonary Position Đây chính là tư thế truyền thống khi quan hệ. Tư thế này phù hợp với gian đoạn bụng mẹ chưa quá lớn. Lưu ý nhỏ dành cho các mẹ là mẹ có thể sử dụng sự hỗ trợ của gối ở dưới lưng để cảm tránh cảm giác nhức mỏi khi quan hệ và bố cũng cần chú ý tránh để trọng lượng cơ thể mình đè lên bụng mẹ nhé!   2. Tư thế quan hệ từ phía sau – Doggy Style Với tư thế này, mẹ có thể chọn quí gối, chống tay vào tường hay xuống giường và bố sẽ “tìm đường vào” từ phía sau, tay bố có thể giúp mẹ nâng đỡ phần hông của mẹ. Với tư thế này, phần bụng bầu của mẹ hoàn toàn không hề bị ảnh hưởng. Bố và mẹ có thể điều chỉnh độ “sâu” để cảm thấy thoải mái, tận hưởng cảm giác thăng hoa khi bên nhau. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần nhớ là luôn luôn quan hệ nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhé!   3. Tư thế mặt đối mặt – Side –by-side position Trong 2 tam cá nguyệt đầu, tư thế này hoàn toàn không cản trở để việc tận hưởng “ân ái” của bố mẹ. Cả hai hãy cùng nằm nghiêng, mặt quay vào nhau, mẹ gác một chân lên bố trong khi bố sẽ nằm thấp hơn một chút. Việc còn lại cần làm là nhẹ nhàng “thâm nhập” và tận hưởng chuyện yêu của hai người.   4. Tư thế úp thìa – Spooning position Tư thế này về cơ bản khá giống tư thế mặt đối mặt vì cùng nằm nghiêng. Tuy nhiên, mẹ sẽ quay lưng lại với bố và bố sẽ “thâm nhập” vào từ phía sau. Với tư thế này, bố mẹ có thể thoải mái quan hệ kể cả khi bụng bầu của mẹ đã lớn hơn vì bố không tác dụng lực lên bụng mẹ. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp mẹ cảm thấy thư giãn hơn khi bố có thể vuốt ve, massage vai hay hông cho mẹ.   5. Tư thế “cưỡi ngựa” – Cowgirl Tư thế này bố sẽ nằm trên giường còn mẹ sẽ ngồi ở phía trên. Với tư thế này, mẹ hoàn toàn tránh được việc bụng bầu bị “đè nén”. Hơn thế nữa, mẹ còn có thể chủ động được việc để bố tiếp cận được mẹ “sâu” đến đâu. Tư thế này cũng thích hợp cho việc quan hệ đến những tuần cuối của thai kì (nếu mẹ không cảm thấy quá mệt!)   6. Tư thế vuông góc – Edge of the bed Mẹ sẽ nằm trên giường thả lỏng và thư giãn trong khi tùy thuộc vào độ cao của giường, bố có thể quì hoặc đứng để “thâm nhập” vào bên trong mẹ. Tư thế này, bố sẽ vât vả hơn một chút, bù lại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì bé yêu an toàn khi bố mẹ tận hưởng những phút giây ngọt ngào của mình.   Việc quan hệ trong thai kì giúp mẹ có cơ sản chậu khỏe, máu huyết lưu thông, tăng sức đề kháng, giảm xác suất mẹ bị tiền sản giật … Mẹ bầu cũng sẽ thư giãn, ngủ ngon hơn nếu như duy trì việc “chăn gối” điều độ với các tư thế phù hợp nêu trên. Nếu như mẹ có tiền sử bị sảy thai hay sinh non, cơ địa nhạy cảm thì cần thận trọng khi quan hệ, tránh quan hệ quá nhiều lần và thô bạo, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt cuối cùng. Nếu thấy tử cung có dấu hiệu co bóp mạnh gây đau đớn cho mẹ, mẹ hãy dừng việc quan hệ lại, nghỉ ngơi và theo dõi nhé!