Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Con bạn có gặp ác mộng hay có giấc ngủ kinh hoàng? một số mẹo nhỏ để trấn an giấc ngủ cho bé!

Mỗi đêm về trong giấc ngủ của con thơ, liệu con có thực sự đang ngủ ngon hay đang phải đối mặt với những cơn khiếp sợ, những cơn ác mộng kinh hoàng,... khiến con giật mình tỉnh giấc giữa đêm và kèm theo cơn hoảng sợ chưa nguôi. Tại sao lại như vậy?

Mỗi đêm về trong giấc ngủ của con thơ, liệu con có thực sự đang ngủ ngon hay đang phải đối mặt với những cơn ác mộng khiếp sợ, hoặc bị  hội chứng giấc ngủ kinh hoàng,... khiến con giật mình tỉnh giấc giữa đêm và kèm theo cơn hoảng loạn chưa nguôi. Tại sao lại như vậy? Liệu có cách đối phó hay không?     Biểu hiện của “giấc ngủ kinh hoàng” Giấc ngủ kinh hoàng còn được biết đến với cái tên "cơn khiếp sợ trong đêm", trong tiếng Anh hiện tượng này có tên là “night terror” hoặc “sleep terror”. Hiện tượng này thường xảy ra vào lúc giữa đêm, lúc bé đang ngủ say nhất nhưng lại đột ngột tỉnh giấc trong cơn hoảng loạn. Nhưng sau khi tỉnh bé sẽ không nhớ gì hết, đây là điểm khác biệt với ác mộng thông thường. Một số bé có những biểu hiện bất thường như hét toáng lên một cách sợ hãi, nhảy ra khỏi giường và trong trạng thái hoang mang trốn chạy một cái gì đó. Thời gian cho cơn khiếp sợ này thường kéo dài từ 10 đến 20 phút. Tần suất xảy ra đối với trẻ nhỏ có khi lên đến 2 hoặc 3 cơn trong một tuần.     Đây được xem là một trạng thái rối loạn giấc ngủ khiến bé không thể có được giấc ngủ ngon mà bị rơi vào trạng thái bất an, và mất kiểm soát. Các chuyên gia cho rằng đó là do có trục trặc xảy ra trong quá trình chuyển đổi giữa các giai đoạn  trong giấc ngủ. Hội chứng này xảy ra ra đối với các trẻ nhỏ trong những năm đầu đời vào một số thời điểm mang tính chuyển ngoặt như lúc bé mới tập đi, bé mới biết nói hoặc bé chuẩn bị đi học, tình trạng này có thể kéo dài cho đến khi bé lên 7 tuổi và thậm chí là đến tuổi vị thành niên.   Nguyên nhân gây ra ác mộng và hội chứng kinh hoàng ở trẻ Các trẻ trong độ tuổi từ 2 – 4 tuổi thường dễ gặp phải tình trạng này, vì trong giai đoạn này tâm sinh lý của trẻ có nhiều chuyển biến rõ rệt, trong đó bao gồm cả sự phát triển của nỗi sợ, trí tưởng tượng và khả năng miêu tả những giấc mơ xấu đối với trẻ. Bắt nguồn từ những thứ trẻ tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày, như những câu chuyện rùng rợn, những trò chơi mang tính kích thích cao, những bộ phim hay tiết mục gây ám ảnh đều có thể là những tác nhân gây ảnh hưởng. Từ đó trẻ con sẽ rơi vào trạng thái phấn khích hoặc bị ám ảnh, hoang mang lo sợ và căng thẳng trong tâm lý, đặc biệt là vào thời điểm trước khi trẻ đi ngủ.     Tuy nhiên trong trường hợp trẻ gặp phải những biến động hoặc những thứ mới mẻ trong sinh hoạt hàng ngày cũng có thể trở thành tác nhân gây ảnh hưởng: Bé chuyển trường, bé gặp bạn mới hoặc những chuyện xảy ra trong trường học, dọn nhà, bé tập đi vệ sinh, bé bị phạt, bố mẹ ly hôn .... Quá trình đối mặt với mọi biến cố từ to đến nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đôi khi trở thành những gánh nặng vô hình khiến trẻ cảm thấy áp lực và phản ánh lên những giấc mơ trong khi bé ngủ.   Phải làm sao để ngăn chặn những ác mộng, trả lại cho bé giấc ngủ ngon? Trước khi đi ngủ, tốt nhất nên cho bé có trạng thái thoải mái nhất có thể bằng một số những hành động nhỏ như: cho bé tắm nước ấm dễ chịu, cho bé nghe nhạc êm ái, kể con nghe những câu chuyện nhẹ nhàng, một cái ôm ấm áp hay nụ hôn lên trán con cũng phần nào giúp ích cho trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ bình yên. Đối với những trẻ gặp phải hội chứng này với mức độ nghiêm trọng, điều tất yếu phải làm là bạn nên trò chuyện với bé để tìm hiểu xem bé có đang gặp phải vấn đề gì gây lo lắng hoặc có phiền muộn gì mà chưa thể nói cùng ai. Sau khi được giải tỏa vấn đề tâm lý, khả năng trẻ thoát khỏi hội chứng này sẽ cao hơn. Còn trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể tìm đến bác sĩ tâm lý để giải mã những giấc mơ báo hiệu những vấn đề khác liên quan đến cảm xúc và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con.     Những mẹo nhỏ giúp trấn an giấc ngủ cho con Nhiều bé sẽ có cảm giác bất an không thể yên tâm khi ngủ, để đối phó với điều này đôi khi cần huy động đến những “phụ kiện” được nhiều người tin là có tác dụng kiểm soát những giấc mơ:   Chiếc vòng bắt giấc mơ (Dreamcatcher) Bạn có thể tìm mua chiếc vòng này ở các tiệm bán quà lưu niệm hoặc rủ bé cùng làm và cho bé biết về công dụng của nó. Sau đó treo vòng ngay phía trước hoặc phía trên giường ngủ của con nhằm bẫy những giấc mơ xấu và chỉ cho những giấc mơ đẹp đi qua.     Bôi “kem giấc ngủ ngon” cho con Thực ra đây chỉ là một trò đánh lừa tâm lý trẻ con, bạn có thể dùng kem dưỡng da cho bé, bôi một lớp mỏng lên trán hoặc lên bụng bé trước khi ngủ. Sau đó bạn thủ thỉ cho con biết về “công dụng thần kỳ” của loại kem này chính là giúp con mơ những giấc mơ đẹp.     Mùi hương dễ chịu xua tan mọi ưu phiền Bạn có thể dùng gối có chứa thảo dược an thần cho bé, hoặc dùng bình xịt phòng có mùi dễ chịu xịt quanh phòng bé ngủ và nói với bé đây chính là “bình xịt diệt trừ hung thần và xua tan ác mộng”, mùi thơm từ bình xịt sẽ khiến bé cảm thấy thư thái hơn và phần nào tin vào tác dụng mà bạn đã “bịa” ra.     Để bé phát triển khỏe mạnh, ngoài việc cho bé ăn uống đầy đủ, rèn luyện cơ thể ra thì giấc ngủ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn về chất lượng giấc ngủ của con để con có một tinh thần tỉnh táo và tâm trạng tươi vui mỗi ngày nhé!