Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Đi làm trở lại sau nghỉ sinh, bí kíp “tái hòa nhịp cộng đồng”

Sau kỳ nghỉ thai sản tựa như “cả thế kỷ”, trải qua những ngày đầu đi làm trở lại luôn là một việc khó khăn với hầu hết các bà mẹ. Ngoài cảm giác "nhớ nhung" thiên thần nhỏ ở nhà, các mẹ còn phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi ở nơi mình làm việc. Làm sao để bắt đầu công cuộc đi làm sau nghỉ sinh

Sau kỳ nghỉ thai sản tựa như “cả thế kỷ”, trải qua những ngày đầu đi làm trở lại luôn là một việc khó khăn với hầu hết các bà mẹ. Ngoài cảm giác "nhớ nhung" thiên thần nhỏ ở nhà, các mẹ còn phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi ở nơi mình làm việc. Làm sao để bắt đầu công cuộc đi làm sau nghỉ sinh một cách suôn sẻ, bật mí với mẹ những bí kíp dưới đây.     Bắt đầu đi làm trở lại sau kỳ nghỉ thai sản là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm cho các mẹ. Cân bằng giữa chuyện chăm sóc con cái và công việc quả là không dễ tí nào. Thật ra, không chỉ bạn mà nhiều phụ nữ khác cũng khó hòa nhập lại với công việc ngay lập tức sau kỳ nghỉ sinh. 7-8 tiếng làm việc mà dài như "hàng thế kỷ", những thứ cách đây 6 tháng đã quá quen thuộc giờ tưởng như xa lạ lắm. Có rất nhiều thứ đã đổi thay khi bạn không có mặt ở đó, từ công việc, đồ đạc, quy chế cho tới nhân sự... Làm thế nào để không bị “lạc lõng” khi bắt đầu đi làm trở lại sau nghỉ sinh?   1. Đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào bản thân Trước tiên, hãy tự nhủ với mình rằng đây là một giai đoạn chuyển tiếp và mọi chuyện có thể sẽ không ăn khớp ngay được. "Sẽ mất khoảng 3 tháng để bạn ổn định công việc theo guồng. Việc đặt kỳ vọng thấp hơn một chút trong những ngày đi làm lại đầu tiên sẽ giúp cho tinh thần của bạn thoải mái, không tự tạo áp lực, căng thẳng cho mình",     Bạn hãy nói chuyện với sếp của mình trước khi bắt đầu quay lại làm việc (có thể thảo luận về các nguyện vọng ví dụ bạn sẽ phải đưa con đi nhà trẻ từ 6 giờ sáng hay nhận phiếu phạt đi muộn của cơ quan, nói chuyện về máy tính bạn làm việc, nhân sự, các cuộc họp...) để được sắp xếp phù hợp.   2. Tạo nên sự tự tin từ ngoại hình Trang điểm nhẹ nhàng, tô một chút son môi hay mặc một chiếc váy mới không phải là những việc lớn lao nhưng nó giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Những người xung quanh sẽ đánh giá bạn bằng thị giác trước khi nói chuyện nên sự chuẩn bị này của bạn sẽ nhận được phản hồi tích cực. Hơn nữa, khi tạo ra hai hình ảnh khác biệt là bà mẹ bỉm sữa - người phụ nữ của công việc, chính bạn sẽ thấy hào hứng hơn khi trở lại làm việc.     Sự chỉn chu trong cách ăn mặc của bạn sẽ nhận được sự đánh giá cao của đồng nghiệp và sếp của bạn. Điều này chứng tỏ bạn đã sẵn sàng trở lại với công việc.   3. Sẵn sàng tâm lý hòa nhập với đám đông Hãy nhớ rằng bạn đã nghỉ một thời gian rất dài và trong thời gian đó guồng quay của phòng bạn đã có nhiều thay đổi. Vì thế bạn cần thời gian để bắt nhịp và làm quen với công việc và tiến độ chung của cả phòng. Bạn không cần tạo quá nhiều áp lực cho bản thân mà phải nhanh chóng theo kịp mọi người. Hãy tạo tâm lý thoải mái khi làm việc trở lại, rồi bạn sẽ nhanh chóng bắt kịp guồng quay của cả phòng nhanh thôi.     4. Những cuộc gặp gỡ trao đổi với đồng nghiệp Làm việc với mọi người để giới thiệu lại bản thân trong công ty. Gặp cả đồng sự để tìm hiểu về các dự án mới. Bạn cần chủ động trong mọi việc, nhất là chủ động tham gia công việc. Càng tiên phong trong công việc càng dễ dàng hơn cho bạn và cả nhóm của bạn nữa.    Trong thời gian bạn nghỉ ở nhà chăm con thì công việc hẳn đã có nhiều thay đổi và bạn cần phải bắt nhịp với nó. Rủ mọi người đi uống cafe vào thời gian nghỉ ngơi để tạo cơ hội nắm bắt nhanh chóng các thông tin bạn đã bỏ lỡ khi nghỉ thai sản, cập nhật đường lối phát triển của công ty.    5. Nắm bắt tình hình công việc Để nắm bắt công việc sau một thời gian dài nghỉ sinh, bạn hãy hỏi đồng nghiệp về tiến độ làm việc của công ty, tham khảo những tài liệu mới nhất, hỏi ý kiến mọi người xunh quanh về cách tái hòa nhập với môi trường làm việc... Nắm được các thông tin cơ bản về công việc, khi quay trở lại công ty bạn sẽ không lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề.     Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn, bạn không nên ôm đồm nhiều công việc từ đầu mà hãy nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp hoặc thương lượng với sếp. Bạn nên bắt nhịp từ từ với công việc, đừng vội vàng trở lại ngay với nhịp độ căng thẳng giống thời điểm trước khi nghỉ sinh.   6. Đặt trái tim vào công việc  Khi làm việc hãy cố gắng tập trung. Có thể bạn sẽ muốn gọi điện về nhà cả chục lần để xem bé yêu thế nào, nhưng việc quan trọng trong giờ làm là chú tâm vào công việc. Nên tập thói quen giải quyết vấn đề cá nhân vào lúc giải lao, như vậy khi đang làm việc bạn không còn bị phân tán tư tưởng. Ngược lại khi về nhà, cố gắng không nghĩ tới công việc nữa và tập trung vào việc chăm sóc con. Như vậy bạn mới có thể hoàn thành tốt cả hai việc. Đừng lẫn lộn, chuyện này xọ chuyện kia dẫn đến tinh thần không thể tập trung và không làm tốt được bất cứ việc gì.     Bạn nên dành thời gian lập kế hoạch cho công việc hiện tại. Hãy viết những gì bạn cần làm ra giấy và lập thời gian biểu cho từng việc. Bạn phải tuyệt đối tuân theo kế hoạch này, có như vậy mọi việc mới không bị đảo lộn và đi vào đúng quỹ đạo của nó.   7. Ăn trưa cùng đồng nghiệp Nếu không phải về nhà buổi trưa, hãy tận dụng khoảng thời gian này của giai đoạn đầu trở lại công việc để tiếp thêm năng lượng cho chính mình. Một bữa trưa vui vẻ bên bạn bè, đồng nghiệp sẽ "đánh thức" con người năng động lúc trước của bạn.     Ngoài ra, bữa ăn trưa sẽ là thời gian lý tưởng để bạn trò chuyện và hiểu thêm về đồng nghiệp của mình hơn. Cũng là cách để xây dựng lại mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp sau một thời gian dài xa cách họ.   8. Làm chủ cảm xúc của bản thân Bắt đầu công việc khó khăn, áp lực, buồn chán.. cộng thêm với bạn sẽ rất nhớ bé con ở nhà, lo con sẽ khóc vì nhớ mẹ, không biết người ở nhà có trông bé đúng cách không... Đừng ép bản thân phải dồn nén những cảm xúc này nhưng cũng đừng để nó lấn át tất cả. Nếu căng thẳng quá, hãy ra ngoài và hít thở sâu hoặc gọi điện cho chồng, chat với bạn bè,... hãy cố gắng để có một trạng thái tâm lý vui vẻ thoải mái nhất để quay lại với công việc và đồng nghiệp.     9. Ít “khoe” con Tất nhiên các đồng nghiệp rất mừng cho bạn và muốn xem hình em bé. Nhưng đừng biến điều đó thành chủ đề duy nhất trong mọi cuộc đối thoại. Không phải ai cũng được háo hức như bạn khi nói về con của bạn. Hãy để dành các tấm hình và câu chuyện đầy tự hào của bạn về thiên thần bé nhỏ cho bạn bè và những người thân trong gia đình. Chia sẻ một cách khéo léo và biết phân biệt giữa chuyện công và chuyện tư sẽ khiến cho việc tái hòa nhập cộng đồng của bạn trở nên dễ dàng hơn.   10. Buổi tối thư giãn Ngày đầu tiên trở lại làm việc có thể khiến bạn mệt nhoài và cảm giác như "hết ga". Buổi tối sau khi trở về từ công ty, hãy cho phép mình được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn bên chồng con. Loại bỏ hết tất cả những gì liên quan đến công việc để toàn tâm toàn ý ở bên thiên thần nhỏ của mình. Bầu không khí yên bình, tràn ngập tình yêu thương gia đình sẽ tiếp thêm năng lượng cho bạn hoàn thành tốt công việc cho ngày làm việc tiếp theo.     Đi làm trở lại sau nghỉ sinh, bạn sẽ không thể ngay lập tức trở lại với công việc một cách toàn tâm toàn ý được. Bởi vì lúc này bạn có thể bị phân tán bởi nhiều thứ. Vì thế những tuần đầu tiên quay trở lại với công việc, hầu như chị em vẫn khá rối bời khi phải thu xếp ổn thỏa mọi việc. Hy vọng những bí kíp trên đây sẽ giúp các mẹ trở nên tự tin, thoải mái và thành công “tái hòa nhịp cộng đồng” nhé !