Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Có nên cho trẻ xem TV và sử dụng điện thoại?

Trong thời buổi hiện nay khi ti vi, máy tính và điện thoại chiếm phần lớn thời gian của tất cả chúng ta, thì việc trẻ em sử dụng các thiết bị này là điều không thể tránh khỏi. Chắc hẳn các bố mẹ đều biết rằng sử dụng TV, điện thoại là không tốt cho trẻ em nhưng trời ơi những lúc muốn làm việc nhà, n

Trong thời buổi hiện nay khi ti vi, máy tính và điện thoại chiếm phần lớn thời gian của tất cả chúng ta, thì việc trẻ em sử dụng các thiết bị này là điều không thể tránh khỏi. Chắc hẳn các bố mẹ đều biết rằng sử dụng TV, điện thoại là không tốt cho trẻ em nhưng trời ơi những lúc muốn làm việc nhà, nấu cơm rửa bát, muốn đi ăn một bữa ngon lành ngồi lâu lâu một chút thì làm sao có thể tránh khỏi việc phó mặc con cho với chiếc TV/điện thoại được cơ chứ? Và mỗi lần như vậy mình lại thấy vô dùng day dứt lương tâm, không hiểu như vậy mình có sai quá không, có làm ảnh hưởng xấu đến con quá không. Cụ thể tác hại và lợi ích của việc xem các thiết bị điện tử là gì? Có nên cấm con ko xem chúng hoàn toàn ko? Và nên sử dụng ntn thì tốt? 1. Tác hại tiềm năng của việc xem quá nhiều các thiết bị điện tử (TBĐT) - Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa việc xem nhiều ti vi (hơn 2 tiếng một ngày với trẻ em dưới 12 tháng) và sự chậm phát triển ngôn ngữ. Theo đó Trẻ em dưới 12 tháng tuổi xem TV hơn 2 tiếng 1 ngày có nguy cơ chậm phát triển ngôn ngữ gấp 6 lần các trẻ khác.  - Việc mở TV chạy nền lúc trẻ em chơi cũng có ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng tập trung và sự phát triển nhận thức, trí nhớ ngắn hạn, cũng như chức năng điều hành của não (bao gồm kĩ năng tổ chức, lập kết hoạch…) ở trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều nhà hay để mở tivi cả ngày cho có tiếng người nói, điều này làm mất tâp trung không chỉ ở trẻ mà con cả ở các bậc phụ huynh, khiến tương tác giữa trẻ và người lớn không hiệu quả. Hơn nữa hình ảnh và âm thanh trong các chương trình người lớn có ảnh hưởng không phù hợp đến trẻ ngay cả khi trẻ không tập trung xem. - Trẻ dưới 2 tuổi không phân biệt được rõ ràng sự khác biệt giữa những điều chúng xem trên TV và thực tại nên giảm thiểu chức năng điều hành ở não. - Về tâm lý, việc sử dụng TBĐT quá nhiều giảm thời gian tương tác giữa bố mẹ và trẻ. Bố mẹ càng cho trẻ dùng điện thoại nhiều, lấy điện thoại làm phần thưởng cho con để con làm theo ý mình, trẻ càng hay đòi và cảm thấy tức giận khi bị từ chối, giảm khả năng điều tiết cảm xúc bản thân. Trẻ xem quá nhiều tv khi 2 tuổi cũng có liên hệ với việc bị cô lập, hay gây hấn, hành vi chống xã hội (antisocial) ở độ tuổi cấp 2. - Ngoài ra các nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian xem tv và ảnh hưởng xấu đến thể chất như bệnh béo phì, khó ngủ. Các thiết bị điện tử để trong phòng ngủ cũng liên hệ đến lượng thời gian ngủ mỗi đêm thấp hơn do ức chế melatonin (hoocmon điều hoa chu kì thức-ngủ). Việc cho trẻ xem tv trước khi đi ngủ với ý nghĩ giúp trẻ bình tĩnh, dễ ngủ hơn nhưng lại chính là nguyên nhân khiến trẻ khó rơi vào giấc ngủ và giảm thời gian ngủ. 2. Đọc đến đây chắc nhiều bố mẹ tìm cách cắt thời gian sử dụng các tbđt của con nhưng điều đó thực sự rất khó nếu không muốn nói là bất khả thi. Bởi vì trẻ em ở độ tuổi này học được nhanh và nhiều nhất chính là từ bố mẹ chúng, và chúng ta các ông bố bà mẹ sẽ chẳng thể nào từ bỏ tv, máy tính, điện thoại được, bởi vì đó vừa là giải trí nhưng cũng vừa là công việc của mình nữa. Thế nên khi thấy bố mẹ suốt ngày facebook youtube mà con lại không được dùng 1 tí nào các bé sẽ thấy rất bất công, hợp lý và sẽ rất khó để làm bé yên lòng. Vậy nên cả nhà phải cùng nhau lập ra kế hoạch sử dụng hợp lý nhất nhé! Muốn tốt cho con, phải bắt đầu thay đổi từ bố mẹ nha! 2. Một số gợi ý để cả nhà bắt tay thực hiện a/ Screen Free Zones – khu vực không sử dụng tbđt - Nhà bếp hoặc bàn ăn, giúp cả gia đình có một bữa ăn ngon miệng, chuyện trò trao đổi giữa các thành viên không bị mất tập trung - Phòng ngủ - không nên sạc các thiết bị trong phòng ngủ của con. Cuộc gọi và tin nhắn đến có thể gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Giúp trẻ loại bỏ cám dỗ mở điện thoại ra check khi ngủ. Ánh sáng từ thiết bị khi sạc vẫn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. b/ Screen free time – những khung giờ không dùng tbđt - 1 tiếng trước khi đi ngủ - khi dùng đt vào buổi tối ngay cả bố mẹ cũng nên chuyển sang chế độ Night time để giảm ánh sáng xanh. Không bên xem chương trình quá căng thẳng hoặc đáng sợ - Giờ ăn - tuyệt đối không vừa ăn vừa xem. Thói quen này gây ra bệnh béo phì và tăng cân ở trẻ nhỏ đồng thời giảm sự giao lưu trong gia đình trong bữa ăn - Family time – thời gian cả gia đình cùng dành cho nhau - Khi đi oto, trừ khi là một chuyến đi dài c/ Lựa chọn chương trình cho con xem. Hiện nay có trên 80.000 ứng dụng điện thoại được dán nhãn “giáo dục”- "educational" nhưng có rất ít nghiên cứu về chất lượng của chúng. Các chương trình được gọi là “tương tác” phải yêu cầu ở trẻ kĩ năng nhiều hơn là chỉ ấn và quẹt tay trên màn hình. Vì thế nên bố mẹ phải trở thành những nhà kiểm duyệt chất lượng cho con. Bố mẹ nên xem cùng, chơi cùng con để cùng thảo luận những gì mà con xem, làm, đồng thời chia sẻ trải nghiệm với con. Đợt về VN, My đc cho xem một kênh youtube có các bài hát bằng Tiếng Việt, nhưng hoàn toàn là dịch nguyên xi từ tiếng Anh rồi hát lại trên nhạc, lời lẽ rất ngô nghê, hát vào rất ngang, dấu má loạn xị cả lên. Mặc dù hình ảnh ok nhưng vì chất lượng âm nhạc quá tệ nên mình cắt luôn, hướng My sang xem kênh khác. Không hiểu sao lại có thể sản xuất chtrinh chất lượng tệ hại như vậy, đến mình còn chẳng nghe nổi lời bài hát là gì, làm sao trẻ có thể học phát âm chính xác chưa kể có thể ảnh hưởng đến thẩm âm của con. Dưới đây là một số kênh youtube mình thấy có đầu tư chất lượng để các bố mẹ tham khảo nhé: LittleBabyBum’s Baby Joy Joy Super Simple Songs Kids TV - Nursery Rhymes And Baby Songs LooLoo Kids - Nursery Rhymes and Children's Songs Kênh cho các bé lớn hơn: Crash Course Kids SciShow SimpleKidsCrafts 3. Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo rất rõ ràng. Khuyến cáo này được hiệp hội update liên tục và đây là khuyến cáo mới nhất đưa ra cuối năm 2016 - Trẻ dưới 18 tháng: không nên sử dụng tbđt trừ khi video chat, facetime. Việc dùng video chat không tính vào thời gian dùng máy của trẻ, vì việc gọi điện qua video này tương tự như việc nói chuyện trực tiếp, học các biểu hiện khuôn mặt, giúp trẻ tạo mối liên hệ, tương tác với ông bà người thân ở xa  - Trẻ từ 18 đến 24 tháng: chỉ nên xem các chương trình chất lượng cao, có sự giám sát của bố mẹ và bố mẹ nên cùng xem với trẻ để giúp trẻ hiểu chúng đang xem cái gì - Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: chỉ nên xem 1 tiếng 1 ngày với chương trình phù hợp, bố mẹ cũng nên xem cùng và hướng dẫn trẻ áp dụng kiến thức vào thực tế - Trẻ trên 6 tuổi: có giới hạn thời gian sử dụng cụ thể với mỗi loại thiết bị, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc ngủ, hoạt động thể chất và các hành vi thiết yếu cho sức khỏe Kết luận lại là các bố mẹ có thể cho trẻ dưới 2 tuổi dùng tbđt nhưng chỉ nên giới hạn thời gian trong 15-30 phút. Thời gian dùng máy không thể thay thế được thời gian chơi cùng bố mẹ ông bà.  4. Một số vấn đề thường gặp: - Nếu trẻ tỏ ra giận giữ khi bạn từ chối cho trẻ dùng điện thoại, xem tv, thì hãy cố gắng bình tĩnh xử lý như đối với những cơn giận khác (mình sẽ có bài viết cụ thể về vấn đề này vì hiện đang rất vất vả vượt qua giai đoạn melt down tantrum này của My đây ạ…). Bạn càng thuận theo sự đòi hỏi của bé, càng ngày bé sẽ càng làm quá, giận dỗi gào thét lên cao trào hơn khi không vừa ý. Thay vì giao phó đt cho bé, bố mẹ và bé hãy cùng xem chung (ví dụ như cho bé xem ảnh của mình, xem video ngắn cùng nhau), như vậy bé sẽ hiểu ra việc sử dụng đt là một trải nghiệm chung chứ ko phải một phần thưởng và bố mẹ là người quản lý, có quyền cho bé mượn điện thoại của mẹ/của bố chứ bé không được phép đòi.  - Nhưng mà nhiều lúc thực sự cần bé tự chơi để mình làm việc khác hoặc nghỉ một tí xíu, thì phải làm sao ạ? Ngoài việc chơi đồ hàng, chơi búp bê, nghịch cát làm đất nặn, đôi khi rất mệt với các ông bố bà mẹ T_T bố mẹ có thể thử một vài ý tưởng sau nhé: Bật nhạc (ko có hình) để bé nghe nhạc và nhảy múa, hát hét theo. Dạy bé đọc sách cho thú bông nghe. Mở sách tiếng trong lúc bé chơi đồ chơi. - Bố mẹ đã hiểu vấn đề nhưng ông bà/người trông trẻ vẫn cho trẻ xem tbđt rất nhiều. Sự khác biệt trong nhận thức giữa những người chăm em bé thực sự là rào cản rất lớn gây ra nhất nhiều mâu thuẫn. cách duy nhất là truyền đạt thông tin về tác hại, và đưa ra các gợi ý giải pháp với hi vọng vì tình yêu thương cho bé, những người chăm sóc bé cũng sẽ muốn giảm thiểu thời gian xem tbđt và sáng tạo hơn trong các hoạt động với bé. Túm lại mình thấy tbđt là một phát kiến lớn lao của nhân loại, nhưng nó cũng lấy đi rất nhiều thời gian không chỉ của trẻ thơ mà còn của người lớn. Ngay bản thân mình mở mắt ra là vơ lấy đt, trc khi đi ngủ cũng phải ngó vài vòng fb mặc dù biết chả có gì hay. Vậy nến muốn tạo thói quen tốt cho con, hãy ngẫm lại thói quen của bản thân nữa nhé. Các bé lớn nhanh lắm, chẳng mấy chốc mà thành các cô cậu tuổi teen khó bảo, nên hãy nâng niu các bé, dành sự tập trung 100% khi còn có thể, khi các bé còn háo hức được chơi cùng bố mẹ, trước khi chúng cắm mặt vào đt mà ko thèm nói chuyện với bố mẹ ở bàn ăn mỗi tối nha…   Các mẹ follow page Mymyeveryday của mẹ My nhé!