Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chia sẻ về trường học đầu đời của con - Float (bơi nổi) , Sensory và Baby Hub

Mika đi float (bơi nổi) lần đầu khi được 6 tuần 6 ngày tại Baby Hub. Đến giờ, Mika vẫn chăm c...

Mika đi float (bơi nổi) lần đầu khi được 6 tuần 6 ngày tại Baby Hub. Đến giờ, Mika vẫn chăm chỉ đến lớp mỗi ngày. Mẹ cháu khá hài lòng về những gì cháu nhận lại được khi học ở đây nên giới thiệu cho các mẹ tham khảo nhé!   Dịch vụ Float (bơi nổi) Mục tiêu đầu tiên của mẹ Mika khi đến với Baby Hub (BH) đơn thuần là cho Mika đi float - đây cũng chính là dịch vụ chính mà BH cung cấp. Qui trình chuẩn bị cho việc float của bé bao gồm: mẹ rửa tay sát khuẩn, tắm tráng, khởi động cho bé, bé float, tắm tráng lại sau khi float xong. Sau khi bé làm quen với nước và float ổn định, bố hoặc ông bà có thể vào xem bé float nhưng mỗi gia đình chỉ có 2 người vào tại 1 thời điểm vì không gian phòng float không rộng.  Khi bé còn nhỏ hoặc mới đi float, bé sẽ làm quen với phao cổ. Như Mika ngày mới bắt đầu float là đeo phao áp sát vào má và float riêng ở bể nhỏ. Khi được tròn 2 tháng, Mika chuyển sang đeo phao cổ tròn. Với loại phao này, tầm nhìn của con rộng hơn nên bé khá thích thú khám phá xung quanh. 3 tháng, Mika được "cấp phép" sang bể lớn tung tăng với các bạn. Thời gian đầu sang bể lớn, một số bạn có khả năng sẽ bị ngợp vì bể rộng hơn, có nhiều bạn quẫy nước tung toé lại thêm bể nhiều nước nên phao chòng chành hơn.  Đến bây giờ, khi đã quen thuộc với bể, Mika đã bơi bằng phao ngực, hai tay được tự do khua khoắng khắp nơi và luyện được "tuyệt chiêu" bám thành bể. Việc tiếp xúc sớm với nước giúp bé phối hợp vận động tay chân khá tốt, tăng cường đề kháng và hình thành nếp sinh hoạt lành mạnh. Trộm vía, Mika nhà mình sau khi đi float về ăn ngủ đều tốt hơn do vận động nhiều, tiêu hao nhiều năng lượng. Điểm trừ của BH cho dịch vụ float là khu vực tắm tráng có diện tích khá nhỏ. Dù có các cô hỗ trợ mẹ khi tắm tráng nhưng hầu như mẹ nào cũng khá lóng ngóng khi tắm cho con lần đầu ở đây.   Lớp Sensory (Lớp học phát triển giác quan) Đây là lớp học mà mẹ Mika rất mong mỏi cho con học sau khi nhận ra Mika tiền đình cực kì yếu. Mình vô tình phát hiện được tiền đình của con yếu khi đi ô tô về nhà ông bà nội. Dù quãng đường đi chỉ 8km, bình thường nếu con ngủ được, mọi chuyện sẽ yên ổn; còn khi con không ngủ được thì sẽ quấy khóc trên xe và thậm chí có thể nôn trớ. Sau khi trao đổi với các cô ở Baby Hub về tình trạng của Mika, mẹ cháu đã rất mong cháu đủ tuổi để được đi học. Khi tham gia lớp Sensory, Mika không đơn thuần được tập các động tác luyện tiền đình mà còn được phát triển tất cả các giác quan của mình khi tham gia hoạt động lớp. Đó có thể là luyện tập về thính giác với các loại nhạc cụ khác nhau, thị giác với các màu sắc trong lớp hay xúc giác khi sờ vào các chất liệu khác nhau. Mỗi buổi học ở lớp Sensory sẽ có các chủ đề khác nhau và các cách bố trí dụng cụ, học liệu khác nhau trong lớp. Có 2 điều mẹ Mika thích nhất ở lớp Sensory là học liệu của các con được làm từ những thứ quen thuộc xung quanh con nhưng được các cô khéo léo biến đổi để phù hợp với mục đích giờ học và các con được thoải mải tham gia các hoạt động theo cách mà con muốn (đây cũng chính là lí do Mika luôn là nhân vật lấm lem nhất lớp mỗi khi có hoạt động Messy play). Điểm trừ của lớp học sẽ được thể hiện khá rõ khi bé khoảng 1 tuổi, nhu cầu vận động tăng cao, cách khám phá sự việc của các bạn sẽ theo một cách hoàn toàn khác thì không gian lớp học này không còn hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra, nếu mẹ quá sợ bẩn, dễ hoảng hốt khi con cho các vật lạ vào miệng thì mẹ cần chuẩn bị tinh thần thật kĩ trước khi vào lớp vì ở BH, các con được phép nhận dạng đồ vật bằng bất cứ cách nào các con muốn, kể cả bằng miệng (dĩ nhiên dưới sự giám sát kĩ càng của bố mẹ và các cô rồi!)   Khóa học massage dành cho trẻ sơ sinh Mẹ cháu đã học được khá nhiều điều từ khóa học này như việc cần xin phép con trước khi cởi đồ massage ra sao, hỗ trợ con khi con bị đầy hơi, táo bón hay ngạt mũi, đau nướu khi mọc răng bằng massage như thế nào và đặc biệt nhất là làm sao để bố mẹ và con luôn kết nối, giao tiếp được với nhau. Nhìn chung, hai mẹ con Mika đều rất vui vẻ khi đến BH dù có những khi chưa được hài lòng lắm vì chính sách dành cho thẻ tháng khá chặt chẽ nên có lần Mika nghỉ ốm 1 tuần nhưng không được học bù chẳng hạn hay học phí tính ra cũng khá "đau ví" các mẹ ạ! Đến giờ, mẹ cháu tin Mika đã thực sự có một ngôi trường đầu đời hạnh phúc. Là hạnh phúc chứ không phải là tốt các mẹ ạ! Vì con đến được có bạn bè chơi cùng, được các cô yêu quí, được kết nối với bố mẹ và được thể hiện, khám phá theo một cách riêng của con mà chẳng hề bị ai phán xét.